tôi phát hiện ra họ thích xem phim “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao”
(Star Wars) mà tôi cũng rất thích, tôi thường chủ động gợi chuyện với
họ về bộ phim này và đặt ra những câu hỏi xung quanh tình tiết trong
phim. Bao giờ cũng vậy, khuôn mặt của họ lập tức sáng lên và chúng tôi
tạo được sợi dây kết nối ngay lập tức.
Chiêu thức 4: Tôn trọng suy nghĩ và cảm xúc của người khác
Có phải chúng ta luôn đồng ý với bạn mình trong mọi chuyện
không? Tất nhiên là không, chín người mười ý mà! Cuộc sống trở nên
thú vị một phần là do tất cả chúng ta có những ý kiến khác nhau.
Khi bạn không đồng ý với nhận xét hoặc quan điểm
của bạn mình, bạn sẽ làm gì? Một số người thích công
kích người đối diện để chứng minh là họ đúng. Họ có
thể nói những câu như: “Không!”, “Cậu sai rồi!”, “Thật
là một ý kiến ngu xuẩn!”, “Cậu có điên không?”, “Thật
ngớ ngẩn!”
Bạn cảm thấy như thế nào khi bị người khác nói
những lời như thế? Không thoải mái lắm, đúng không?
Không ai thích bị chỉ trích cả. Vì thế, điều quan trọng là
bạn hãy nhớ không làm điều tương tự với người khác. Khi bạn phê bình
và sỉ nhục người khác, họ sẽ không thích bạn, kể cả khi điều bạn nói là
đúng!
Những người được nhiều người yêu quý bao giờ cũng tôn trọng suy
nghĩ và cảm xúc của người khác. Do đó, thậm chí nếu một người bạn
nào đó nói một điều gì mà bạn không đồng ý (chẳng hạn như họ thích
một bài hát mà bạn cho là dở tệ), thì đừng bao giờ phê phán ý kiến của
họ. Thay vào đó, hãy tôn trọng quan điểm của họ bằng cách lắng nghe
họ nói. Hãy cố hết sức để xem xét tình huống từ góc nhìn của họ.
Khi họ đã nói hết ý của mình, bạn hãy nói, “Tôi hiểu những gì bạn
nói. Tôi nghĩ là…” Sau đó, hãy nói cho họ biết bạn nghĩ gì. Bằng cách
lắng nghe quan điểm khác biệt của người đối diện, bạn không chỉ được
họ yêu quý mà bạn còn sẽ trở nên cởi mở hơn.
Bạn không bao giờ chiến thắng trong một cuộc
tranh cãi
Kể cả khi luận điểm của bạn mạnh hơn và bạn chứng minh
được người ấy sai, bạn sẽ mất đi sự tôn trọng và tình cảm của
người bạn đó đối với mình. Vì thế, rốt cuộc, bạn vẫn là người
thua cuộc.
158