khiến bạn hơi vất vả, nhưng lại giúp bạn định hình được tương lai nếu
như bạn có khả năng vừa học vừa làm.
Ngoại trừ những Sinh viên thực tập liên tục từ ngày mới vào học cho
đến khi tốt nghiệp như Đại học Y Dược, hay những Sinh viên được sắp
xếp thực tập từ 2-3 đợt trong suốt quá trình học, thì đa số các Sinh viên
đều có một kỳ thực tập tốt nghiệp vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 4 (hoặc
năm cuối cùng). Sẽ có một số trường, khoa sẽ thu xếp cho các Sinh viên
trong khoa chỗ thực tập, nhưng nếu như bạn đã định hình cho mình
trước rằng mình sẽ làm ở A và đã tạo được mối quan hệ từ trước tại A thì
bạn cứ tiếp tục đăng ký thực tập tại nơi bạn đã đề ra mục tiêu.
Vậy một câu hỏi đặt ra là khi tự liên hệ thực tập thì chúng ta nên làm
gì? Trước hết, nếu như bạn đã có mối quan hệ hoặc đang cộng tác làm
việc tại nơi đó thì mọi chuyện sẽ vô cùng dễ dàng, còn nếu đó là một nơi
hoàn toàn mới thì bạn hãy tìm hiểu thông tin về nơi đó, kiểm tra thông
tin họ có nhận Sinh viên thực tập hay không và chuẩn bị thực hiện theo
đúng yêu cầu của họ (như hồ sơ cá nhân, bảng điểm, kinh nghiệm làm
việc, các chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học…). Một số công ty, cơ quan yêu
cầu rất cao ở Sinh viên thực tập và không nhận một cách tùy tiện. Do
vẫn tồn tại tình trạng các công ty, cơ quan phải bỏ thời gian, tâm sức để
hướng dẫn Sinh viên thực tập rồi sau này “chúng nó” đi làm ở nơi khác,
vì thế Sinh viên thực tập gần như là được tuyển dụng tạm thời. Trong
thời gian thực tập này, các công ty coi như để cho Sinh viên học việc
không lương, và sẽ chọn những Sinh viên có năng lực và thái độ làm
việc tốt để mời tiếp tục làm việc chính thức khi tốt nghiệp. Chính vì vậy,
bạn phải hết sức cẩn trọng khi liên hệ xin thực tập để trước hết công ty
đó có những ấn tượng tốt về bạn.
Hồ sơ phải đúng yêu cầu, khi gọi điện liên lạc bạn phải tỏ ra lịch sự,
nhã nhặn cũng như tuân thủ những quy tắc khi giao tiếp qua điện thoại.
Khi đến làm việc, bạn phải mặc những trang phục phù hợp với nơi bạn
xin thực tập. Đừng tỏ ra sành điệu, thời trang ở những nơi có không khí
làm việc nghiêm túc và yêu cầu đồng phục công sở. Tuy nhiên, cũng
đừng đơn giản đến mức ai đó nghĩ bạn có vấn đề về thẩm mĩ ăn mặc.
Để an toàn nhất, những ngày đầu tiên bạn nên chọn những bộ trang
phục trung tính: áo sơ mi màu sáng, quần âu màu tối. Chuông điện
thoại cũng đừng chọn những giai điệu tưng bừng, rộn rã mà hãy chọn
những bản nhạc hòa tấu nhẹ nhàng, tốt nhất là chuyển sang chế độ rung
nếu bạn làm việc ở nơi cần sự tĩnh lặng. Tránh trường hợp điện thoại của
bạn phát ra những âm thanh chói tai gây khó chịu cho người xung
quanh. Hãy để mọi người thấy bạn là một trí thức đã trưởng thành.
106