nếu bạn đã chuẩn bị trước phần thuyết minh này ở nhà bằng cách tập
nói trôi chảy, không ngắc ngứ, theo thời gian quy định (thường là 15-20
phút đối với khóa luận/đồ án tốt nghiêp). Hai ba lần tập luyện như thế
sẽ giúp bạn không còn lúng túng trong ngày bảo vệ.
4. Trình bày vấn đề và nêu bật kết quả nghiên cứu
Cả một công trình đồ sộ trên dưới 100 trang, kết quả của 4-5 tháng miệt
mài lao động, lại chỉ được trình bày trong vẻn vẹn 15-20 phút! Bạn sẽ
thấy, chao ôi, thời gian ít ỏi quá, làm sao nói
cho hết. Nhưng bạn không cần “nói cho hết”,
mà chỉ nhấn mạnh những điểm cần nói. Hãy
dành khoảng 3 phút để nói về lý do bạn lựa
chọn đề tài này, mục tiêu mà bạn đặt ra là gì,
bạn đã dùng những phương pháp gì để thực
hiện, trên cơ sở dữ liệu nào. Dành khoảng 3
phút cuối cho những kết luận khẳng định lại kết
quả nghiên cứu của bạn. Thời gian còn lại, bạn
hãy chọn trình bày những vấn đề cốt lõi, cơ bản
của đề tài, theo một mạch dẫn liên kết chặt chẽ,
có hệ thống. Đừng cố nói “tất tần tật” mọi ý tưởng, vì như thế, có thể bạn
sẽ bị cắt ngang vì hết giờ, trong khi bạn còn biết bao điều chưa kịp nói.
Chia sẻ
Kỹ năng trình bày thuyết phục: Nguyên tắc
3S
Steve Jobs, người được xem là “phù thủy công nghệ”, cũng là bậc thầy của nghệ thuật thuyết
trình. Ông thành công nhờ cách kể chuyện sáng tạo và thú vị, tạo cảm hứng cho người nghe
với từng con số, từ ngữ hay hình ảnh minh họa mà không cần những slide dày đặc chữ và biểu
đồ phức tạp. Kỹ năng thuyết trình hoàn toàn có thể luyện tập theo nguyên tắc 3S dưới đây:
Story - Một câu chuyện thuyết phục
Hãy xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình của bạn như một câu chuyện, có mục tiêu, có cao
trào, có phân tích và có kết quả. Bắt đầu câu chuyện bằng một tựa đề ngắn gọn, dễ nhớ và
chuyển tải ý chính của cả câu chuyện. Khi lên ý tưởng cho bài thuyết trình, bạn chỉ nên tập
trung vào tối đa ba ý chính. Với mỗi ý chính hãy đưa ví dụ cụ thể để minh họa. Trước khi
trình bày, bạn nên cho người nghe biết mục tiêu bài thuyết trình. Và khi kết thúc câu chuyện,
bạn nhớ tóm tắt lại và nhắc lại mục tiêu đối với người nghe.
Riêng đối với trình bày đề tài tốt nghiệp, thông thường bạn sẽ cần ít nhất là bốn ý chính: Lý
do hình thành đề tài, mục tiêu và phương pháp luận, các kết quả thu được, phân tích và kết
luận dựa trên các kết quả đó.
Slides - Những slide đơn giản
Hãy ghi nhớ: nếu bạn muốn người khác nghe mình, đừng bắt họ đọc chữ trên slide. Một bức
ả
nh hơn ngàn lời nói, do đó hãy tận dụng sức mạnh của hình ảnh chất lượng cao thay cho
ngôn từ. Không nên sử dụng hình vẽ Clipart và những mẫu Powerpoint có sẵn vì khán giả đã
chán ngấy rồi. Khi cần thiết, tùy loại đề tài, bạn có thể xen kẽ hình ảnh, âm nhạc hay phim
ngắn để câu chuyện sống động hơn. Đối với các bạn học ngành kỹ thuật, các “bức ảnh” của
bạn chính là các bản vẽ kỹ thuật. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên dùng bảng biểu, số liệu để trình
113