1. Chuẩn bị kỹ càng
Một sự chuẩn bị chu đáo bao giờ cũng
quyết định 80% thành công. Bạn hãy tận
dụng sự trợ giúp từ các slide trình chiếu,
nhưng đừng lạm dụng. Các slide nên trình
bày đơn giản (không rối rắm màu sắc, trừ
phi đồ án của bạn cần thể hiện một kết quả
nào đó liên quan nhiều đến màu sắc, đường
nét, hình họa; không chen hình hoa lá, thú
vật nhảy nhót), ít chữ, chữ cỡ lớn để dễ nhìn,
không chọn những màu chữ quá chói (vàng
cam, nõn chuối) hoặc quá nhạt. Các slide
trình chiếu tuyệt đối không thể là kết quả của
công đoạn “chép và dán” từ văn bản soạn
trong chương trình Microsoft Word. Cần cân nhắc lựa chọn nên trình
chiếu nội dung gì và thể hiện nó một cách gọn ghẽ thành các ý, chứa
trong đó một câu hay một ngữ (chứ không phải một đoạn!). Những ý
nêu lên chỉ là cái khung gợi ý để bạn thuyết minh thêm, chứ chúng
không làm thay phần trình bày của bạn.
Bạn nên chuẩn bị trước một số tư liệu, sách báo, băng đĩa, hình
ả
nh… liên quan đến quá trình thực hiện khóa luận/đồ án. Đó sẽ là
những minh chứng cần thiết khi giám khảo yêu cầu.
Bạn cần hiểu rõ những gì bạn đã làm được, và cả những gì bạn chưa
thật hài lòng, hay chưa kịp thực hiện trong khóa luận. Điều đó sẽ khiến
bạn tự tin với thành quả, đồng thời có một thái độ tự chủ, sẵn sàng lắng
nghe những góp ý của hội đồng giám khảo.
Bạn hãy chuẩn bị một sức khỏe tốt cho ngày bảo vệ. Đừng để mình
kiệt sức khi “trận đấu” chưa thực sự mở màn.
2. Thái độ tự tin, đúng mực
Đã trải qua những ngày tháng dài làm đồ án, bạn phải là người hiểu
rõ công việc của mình, chỗ mạnh, chỗ yếu của công trình. Vậy thì tại sao
bạn không tự tin bước tới trình bày những gì bạn đã làm được? Sự tự
tin, điềm tĩnh, đúng mực của bạn sẽ được ban giám khảo đánh giá cao.
3. Nói năng lưu loát
Đứng trước một hội đồng giám khảo gồm toàn những chuyên gia có
tên tuổi, bạn bỗng “run như cầy sấy” và lúng túng nói không thành câu.
Đừng lo, mấy giây đó sẽ qua nhanh thôi. Hãy hít một hơi thật sâu, lấy
lại bình tĩnh, chào các thành viên hội đồng và… bắt đầu. Sẽ rất hữu ích
112