bạn chọn học bổng này và trả lời các câu hỏi
ở
dạng tự thuật. Nhiều hồ sơ học bổng được
chọn vì sự khác biệt tạo nên từ chính phần
trả lời tự thuật của ứng viên, vì thế bạn nên
thể hiện được kiến thức, cá tính của mình và
hãy trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu.
Ngoài ra, đừng quên những lá thư giới thiệu
từ các thầy cô có uy tín trong lĩnh vực bạn
xin học bổng. Uy tín của các thầy cô sẽ giúp hồ sơ của bạn đầy đặn hơn,
chất lượng hơn và gây chú ý hơn.
Thứ tư là vấn đề tài chính cá nhân. Tiền học bổng có thể sẽ được trao
cho bạn một lần, chia thành nhiều lần theo định kỳ hoặc không định kỳ.
Tuy nhiên, không phải học bổng nào cũng tài trợ toàn phần và “bao” cả
học phí lẫn chi phí sinh hoạt, mà có những học bổng chỉ giúp bạn trang
trải học phí. Bạn cần hiểu rõ điều đó để có sự chuẩn bị nhất định về tài
chính. Với những bạn nhận được học bổng toàn phần, nếu muốn, bạn
vẫn có thể làm thêm trong quá trình đi học. Các trường Đại học cũng
luôn khuyến khích Sinh viên, Học viên, Nghiên cứu sinh làm thêm để
bổ sung thu nhập và tăng cơ hội cọ xát với cuộc sống.
Trên tất cả, bạn cần lưu ý rằng trung thực là một phẩm chất rất quan
trọng khi xin visa hay học bổng du học. Một chút phóng đại về bản thân
ở
bất cứ giai đoạn nào (làm hồ sơ xin visa, khi phỏng vấn, làm hồ sơ du
học…) đều có thể dẫn tới những hậu quả lớn hơn bạn tưởng rất nhiều.
Thích nghi với môi trường mới
Bất cứ du học sinh nào cũng phải trải qua một thử thách gọi là “sốc
văn hóa” khi lần đầu tiên đến học tập, sinh sống tại một đất nước xa lạ.
Tùy vào sự hiểu biết về ngôi trường, quốc gia và những đặc thù văn hóa
của dân tộc đó, cũng như tùy vào mức độ chuẩn bị tâm lý của các bạn
mà “cú sốc văn hóa” có thể gây nên những tác động thế nào. Và cũng
dựa vào những điều kiện trên mà các bạn có thể dự đoán mình có dễ
dàng vượt qua cú sốc này hay không.
138