Cú sốc lớn nhất đối với đa số du học sinh Việt Nam là phải… tự lập về
mọi mặt (dù ai cũng đã chuẩn bị tinh thần cho việc này), tiếp theo đó là
những giai đoạn mà du học sinh nào cũng phải trải qua: hưng phấn, háo
hức khi tiếp cận nền văn hóa mới; lúng túng khi gặp khó khăn về lối
sống, ngôn ngữ; có cảm giác bị cô lập trong môi trường mới; từng bước
điều chỉnh bản thân và hòa nhập với xã hội.
Vậy các bạn nên làm gì để nhanh chóng vượt qua “cú sốc văn hóa”?
Ở
đây, chúng tôi có vài lời khuyên cho các bạn.
Trước hết, các bạn cần tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán và
một số thông tin thiết yếu của nước mà bạn sắp đến như đặc điểm địa lý,
thời tiết, thói quen ăn uống, đi lại, quy tắc giao tiếp, những điều cấm
kỵ… Bạn không nên tự dựng lên viễn cảnh màu hồng khi không có
những thông tin cụ thể. Nói chung các bạn cần chuẩn bị tâm lý để chủ
động ứng phó với những khác biệt về văn hóa và chủ động khám phá
những nét văn hóa mới, chứ không sợ hãi hay e ngại. Thái độ rụt rè đó
không chỉ cản trở bạn trong hoạt động giao tiếp, mà còn gây khó khăn
cho bạn khi tiếp cận nền văn hóa mới và lĩnh hội những kiến thức mới,
hiểu biết mới.
Tuy nhiên, các bạn nên cân nhắc để chọn lựa những cách ứng xử
thích hợp với cái mới và đừng vì quá hăm hở khám phá mà vô tình thu
nhận luôn cả những tác động xấu từ “sốc văn hóa”. Hãy xác định mục
tiêu sống một cách tích cực và cụ thể, nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu
cực từ môi trường mới khi bạn sống xa nhà.
Cũng nên nói thêm rằng khi đi du học tức là các bạn sẽ được sinh
hoạt và học tập trong môi trường đa văn hóa, bao gồm cả nền văn hóa
bản xứ và các nền văn hóa khác do du học sinh mang đến từ nhiều quốc
gia trên thế giới. Vậy các bạn cần chuẩn bị tâm lý để đón nhận “cú sốc
văn hóa” này. Hãy tự hào về nền văn hóa gốc của mình, nhưng cũng
phải biết cách chấp nhận và tôn trọng các nền văn hóa khác.
139