BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SINH VIÊN - Trang 142

Các bạn cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng “hòa nhập nhưng không hòa

tan” khi đến đất nước mới - học hỏi những điều hay, trong khi vẫn giữ
được cốt cách văn hóa gốc. Nhưng bạn cũng đừng vì thế mà “bê nguyên
xi” tính cách vốn có với những thói quen cố hữu của mình sang nước
bạn, rồi biện hộ rằng như thế là “giữ vững bản sắc”. Ồ, thế thì bạn đi du
học làm gì?

Tôi đã học như thế nào?

Câu chuyện của Nguyễn Phương Duy, tốt nghiệp

Huy chương Bạc Khoa Điện - Điện Tử, Trường Đại học Bách
khoa TP.HCM khóa 2006 - 2011.

Vốn đã ấp ủ giấc mơ du học từ bé nên trong những ngày

đầu học Đại học tôi đã “lên dây cót” để chuẩn bị hành trang
cho chuyến đi học nước ngoài. Và thực tế là tôi đã mất đến
gần hai năm để có thể nhận được học bổng du học thạc sĩ tại
Mỹ.

Đầu tiên, vấn đề cốt lõi nhất là Ngoại ngữ, nhưng khó

khăn nhất không phải là việc thi để có một tấm bằng Anh văn
mà chính là việc thi GRE (một chứng chỉ về tiếng Anh để học
Cao học tại Mỹ). Tôi biết có người phải mất cả một năm để ôn
luyện liên tục nhưng vẫn trượt GRE, vì thế tôi đã dành toàn
bộ thời gian gần một năm tập trung ôn luyện để có được

141

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.