BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SINH VIÊN - Trang 155

lại không thể đi làm thêm, do đó bạn cần có nguồn tài chính vững chắc
và ổn định. Trong trường hợp có kết quả học tập không tốt, bạn phải
đóng tiền để thi lại, học lại, tức là tốn thêm một khoản tiền nữa. Và dĩ
nhiên khi đó bạn sẽ chẳng còn cơ hội nào để tranh học bổng với các
Sinh viên khác đang “thảnh thơi” với một ngành học. Vì thế, nếu gia
đình bạn không đủ tiềm lực kinh tế để hỗ trợ bạn theo đuổi kế hoạch
“hai trong một” đó thì bạn đừng nghĩ đến viễn cảnh cùng lúc tốt nghiệp
hai ngành học khác nhau. Tốt hơn cả là hãy chọn phương án học xong
một ngành và trong khi đi làm thì tham gia học chương trình thứ hai.
Lúc đó, bạn đã có thu nhập từ công việc và thời gian cũng dư dả hơn cho
việc học.

Học lực và thể lực

Sau khi đã ổn thỏa hết các điều kiện về tài chính, được chấp nhận

cho theo học hai ngành thì bạn hãy kiểm tra lại năng lực và sức khỏe
bản thân. Nếu bạn không đủ khỏe mạnh thì thật khó để cùng lúc theo
hai chương trình học khác nhau, với những khung giờ sát nhau ở hai địa
điểm cách xa nhau. Nhiều trường có đến mười cơ sở nằm cách nhau rất
xa, như Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Hoa Sen… Nếu sức khỏe kém
thì chắc chắn bạn không thể đảm bảo được lịch học dày đặc với cường độ
di chuyển liên tục như vậy.

Tiếp theo là năng lực học tập của bạn. Không phải vô cớ mà các

trường Đại học quy định bạn phải có điểm trung bình tích lũy từ một -
hai học kỳ từ loại giỏi trở lên thì mới được học tiếp ngành thứ hai.

Tóm lại, việc theo học hai trường đòi hỏi bạn phải dốc toàn lực để có

thể cùng lúc “đuổi theo hai con thỏ”. Muốn vậy, bạn phải có kế hoạch
phân chia thời gian, năng lượng và nguồn tài chính cho thật chi tiết, cụ
thể, đồng thời tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đó. Có như vậy bạn mới có
cơ may đạt được mục tiêu ban đầu là tốt nghiệp hai ngành chỉ sau bốn -
năm năm Đại học.

Hoạt động ngoại khóa

Ngoài những băn khoăn của các bạn Sinh

viên về chương trình học, phương pháp học,
thi cử… thì việc tham gia các hoạt động,
phong trào là một vấn đề khiến không ít bạn
Sinh viên băn khoăn, lo nghĩ. Liệu tham gia
phong trào, hoạt động tình nguyện xã hội có
làm mất thời gian học tập? Việc “ăn cơm nhà
vác tù và hàng tổng” có phải chỉ hao tốn sức
khỏe và không đem lại lợi ích gì cho bản

154

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.