mình trong thế giới chật hẹp và sau đó là sao chép kịch bản cuộc đời của
người khác. Hãy dũng cảm và kiên trì theo đuổi tinh thần Đại học, vốn
đề cao tư duy - khái quát - tự do.
Tôi đã học như thế nào?
Câu chuyện của Nguyễn Vĩnh Khương, Sinh viên Chương
trình Tiên tiến ngành Điện - Điện tử, khóa học 2010-2014,
từng đạt học bổng các trường Trung học Royal
Wolverhampton School, Brooke House College - vương quốc
Anh và trường Auckland International College - New Zealand.
Giảng đường Đại học là một môi
trường mới lạ với đại đa số các bạn
Sinh viên, trong đó, “lạ” về phương
pháp học tập là điều đáng nói nhất.
Khác với thời Trung học, giáo viên
cung cấp kiến thức, hướng dẫn giải
bài tập, kiêm luôn vai trò của một
người “mớm” công thức - cách làm…
dễ dẫn đến sự thụ động của học sinh,
thì ở Đại học, một Sinh viên không thể
thụ động như thế được, mà phải tự thân tìm tòi các kiến thức,
thậm chí, phải tự hệ thống hóa các dạng bài tập của một
chương hay một môn học để tiện giải quyết. Trong bối cảnh
đó, chọn ra hướng đi đúng về phương pháp học tập cũng
không phải là một điều dễ dàng, đôi khi Sinh viên phải mất
một học kỳ, thậm chí là một năm đầu ở Đại học, chỉ để tìm ra
cách thích ứng với môi trường học tập ở Đại học. Tuy nhiên,
có còn hơn không, thà muộn còn hơn là không bao giờ, học
tập có phương pháp chính là chìa khóa quan trọng hướng
Sinh viên đến sự thành công trên giảng đường Đại học.
Học tập có phương pháp giúp chúng ta giảm bớt thời
lượng không cần thiết bị tiêu hao ở một môn học mà có thể
dành nó vào những việc quan trọng hơn. Học tập có phương
pháp còn giúp ta học để hiểu và xâu chuỗi các kiến thức trong
các học kỳ - và để ứng dụng. Và đặc biệt hơn, học có phương
pháp sẽ giúp chúng ta chủ động với mọi tình huống - dù là
bất ngờ nhất trong suốt thời gian học Đại học.
Nói như thế thì có lẽ là quá chung chung, tôi xin chia sẻ
một số kinh nghiệm về chính phương pháp học tập của bản
thân trong suốt thời gian qua ở bậc Đại học. Có lẽ do xuất
phát điểm của bản thân từ ngôi trường Phổ thông Năng
16