tự tin trong mọi vị trí công việc mà theo họ là do những cơ duyên của
cuộc đời sắp đặt. Họ không chọn lối sống may rủi, nhưng cũng không
mấy mặn mà với việc hoạch định mục tiêu. Họ thường có xu hướng tin
vào mệnh đề: nếu tôi có sẵn năng lực bản thân, tôi có thể sẽ làm tốt mọi
việc. Có thể nói nhóm này có xu hướng trở thành các chuyên gia làm
việc độc lập. Nếu bạn nhận thấy mình có xu hướng này thì hãy tập trung
mài giũa các kỹ năng như suy nghĩ độc lập, tiếp cận vấn đề, phân tích
phản biện, đề xuất giải pháp… Bên cạnh đó, bạn cần có khả năng đưa ra
những giải pháp mới cho một vấn đề nào đó, hoặc chí ít là cũng đưa ra
được cách giải thích mới cho một vấn đề cũ.
Có thể còn nhiều kịch bản khác về kế hoạch cuộc đời của các Sinh
viên trẻ tuổi. Sự khác biệt đó không mấy quan trọng - bạn không nhất
thiết phải giống một người nào đó. Nguy hiểm nhất là những Sinh viên
không thật sự biết mình muốn trở thành ai. Bài học quan trọng với
nhóm này là học cách để sớm nhận ra mục tiêu cuộc đời. Tức là học hỏi
từ chính mình. Đây là phần quan trọng của năng lực học tập suốt đời
mà các trường Đại học hiện đại luôn coi trọng trong chương trình giáo
dục dành cho Sinh viên nhằm đảm bảo họ không bao giờ dừng lại trên
hành trình học tập sau này.
Những người tình nguyện trẻ tuổi
Một câu hỏi lớn khác liên quan đến trường học Đại học là làm sao để
những Sinh viên trẻ tuổi có thể kết nối được giữa việc học ở nhà trường
với thực tế xã hội đa dạng, phức tạp và sinh động khi không có sự sắp
đặt kế hoạch từ nhà trường hay giảng viên. Liệu bạn có nên chờ đến đợt
thực tập nào đó do trường sắp xếp mới tiếp cận với thực tế xã hội?
Những Sinh viên tài giỏi, năng động sẽ trả lời là “không”. Con đường họ
chọn là sẵn sàng và chủ động tìm kiếm cơ hội trở thành những tình
nguyện viên cho các chương trình công tác xã hội hay nhiều hoạt động
khác nhau.
Có vẻ chuyện này không mấy liên quan đến việc học và đó là lý do
khiến nhiều Sinh viên không lựa chọn hướng đi này. Nhưng hành trình
trải nghiệm Đại học không nên thiếu sự sẻ chia tình thương và trách
nhiệm xã hội với những người khác. Các bạn sẽ học được nhiều điều
quan trọng về giá trị sống khi giúp đỡ người khác, sẽ nhận ra giá trị của
lao động, của mồ hôi, nhận ra các khoảng cách xã hội rõ ràng hơn, nhờ
đó mà hiểu rõ mình cần làm những gì ở trường Đại học hơn. Kết quả của
việc tham gia các chương trình xã hội là bạn có thể điều chỉnh nhân
sinh quan và nhận thức xã hội, nhận thức giá trị bản thân một cách thực
tế hơn, nhân văn hơn - một sự điều chỉnh về con người mà các trường
Đại học luôn mong chờ ở các Sinh viên.
14