chúng ta bền bỉ bước đi trên những đoạn đường đời. Một khi mất mục
tiêu, mất phương hướng, chúng ta sẽ lâm vào trạng thái bồn chồn, lo âu,
vô định và lãng phí. Bạn có bao giờ nhận thấy bạn chỉ thật sự sung
sướng hạnh phúc khi đang thực hiện một điều gì đó thực sự có ý nghĩa
chứ không phải đợi đến khi bạn đã hoàn thành nó không?
Mục tiêu phải như thế nào, đối với tuổi trẻ của bạn hiện giờ không
quan trọng bằng việc bạn phải có mục tiêu. Có người cứ tìm cách trì
hoãn thực hiện những gì mà họ nghĩ là có liên quan đến cuộc đời họ. Họ
không dám đề ra mục tiêu, và vì thế họ chẳng bao giờ làm được trọn vẹn
điều gì cả.
Trong học tập cũng thế. Sau một lần hỏng thi Đại học, bạn muốn thi
lại để có thêm cơ hội vào Đại học. Thế nhưng bạn cứ băn khoăn không
biết “mục tiêu Đại học” này liệu có hợp lý không. Bạn đắn đo với các
phương án khác như đi làm kiếm tiền hay lập gia đình và chăm sóc con
cái… Bạn chần chừ, mong muốn rồi tính toán và lại bàn lui, như thế
mãi. Vài năm, rồi vài chục năm sau, khi già rồi bạn vẫn còn lưỡng lự, mà
thời gian thì hết mất rồi.
Bạn đã không thấy được rằng nếu quyết
định quay lại học, dẫu tấm bằng Đại học
không thực sự cần thiết với bạn, thì kiến thức
bạn có được “không bổ bề ngang cũng bổ bề
dọc”. Quan trọng hơn cả là đoạn đường bạn
đi. Trên con đường đó, bạn đã gặp gỡ thêm
nhiều người, học hỏi được nhiều điều, hiểu
rõ bản thân và có thêm nhiều kinh nghiệm.
Bạn đã tích lũy được nhiều thứ mà nếu
không quay lại đường học bạn sẽ không có.
Hay chí ít, bạn cũng biết rõ hơn rằng việc gì
tốt việc gì xấu, việc gì nên việc gì không, và không phải tiếc nuối vì mình
không thử. Những người thành công quan niệm “Thất bại là cơ hội học
hỏi để trưởng thành”, còn những người không thành công lại cho rằng
“Thất bại là dấu hiệu báo rằng ta không nên bước tiếp”.
Một số người sẽ cảnh báo bạn rằng không nên đặt ra những mục tiêu
quá tầm, những mục tiêu khó trở thành hiện thực. Do vẫn chưa thật sự
biết mình có động lực và khả năng tới đâu nên tốt nhất là bạn hãy đặt ra
cả mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn. Hãy đặt ra các mục tiêu mà bạn nghĩ
mình có thể đạt được và những mục tiêu bạn chỉ dám mơ. Cái nào là
hiện thực? Bạn đã từng nghe về một người đàn ông mù cả hai mắt mà
vẫn chinh phục đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất trên thế giới không?
Bạn có nghe câu chuyện của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, từ một cậu bé bị
22