K
CHƯƠNG 3
NHỮNG THÓI QUEN THÀNH CÔNG
Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà vì lòng người
ngại núi e sông.
Nguyễn Bá Học
hi bắt tay làm một việc gì đó một cách đều đặn, thường xuyên, dù
vô thức, thì chắc chắn bạn sẽ hình thành thói quen. Có thể việc
phải thay đổi nhịp sống, cung cách làm việc cũ khiến bạn cảm
thấy việc bắt đầu là vô cùng khó khăn, nhưng một khi đã “vào guồng”
thì mọi chuyện lại trở nên dễ dàng. Bạn hãy nhớ lại lúc còn bé, ba mẹ
bạn tập cho bạn thói quen đánh răng mỗi sáng và mỗi tối. Ba mẹ bạn
chắc hẳn đã liên tục nhắc nhở, ép buộc và cả dọa nạt với rất nhiều cách
khác nhau để việc chăm sóc răng miệng trở thành một thói quen của
bạn. Nhờ thói quen đánh răng mỗi sáng, mỗi tối, mà bạn đã có hàm
răng trắng, chắc, khỏe. Tương tự, những việc khác cũng đều như thế cả.
Và, bạn biết không, chính các thói quen sẽ hợp thành tính cách chúng
ta - thói quen tích cực hay tiêu cực sẽ tạo nên tính cách tương ứng.
Ở
phần trên, chúng tôi đã lưu ý các bạn rằng việc học ở Đại học khác
hẳn các cấp ở Trung học, vì vậy, thời điểm khi bạn vừa bước vào môi
trường Đại học chính là thời điểm tốt nhất để bạn bắt đầu tạo lập những
thói quen phù hợp với môi trường mới. Và nếu được duy trì thì những
thói quen đó sẽ ở bên bạn mãi đến khi bạn tốt nghiệp, thậm chí kéo dài
đến hết đời bạn.
Mình thuộc nhóm nào?
Mỗi người chúng ta là một cá thể riêng biệt và chúng ta có những
cách học riêng, rất riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, có ba cách học phổ
biến là:
Thứ nhất là học thông qua thính giác. Có rất nhiều bạn không thích
đọc, không thích nhìn, chỉ thích nghe, nghe và nghe. Nếu bạn thường
xuyên không thích nhìn lên bảng, chỉ thích nghe mọi người thảo luận về
một đề tài nào đó, không thích đọc sách, đọc giáo trình, tài liệu, thì chắc
chắn bạn thuộc nhóm người thích học qua thính giác. Nếu bạn thuộc
nhóm này thì chắc chắn bạn sẽ học tốt khi cùng ôn bài, thảo luận với
một nhóm bạn “chí cốt” của mình. Những âm thanh trao đổi nội dung
bài sẽ dễ dàng ăn sâu vào não bạn đến mức chính bạn cũng không thể
33