đến trường, hiện giờ anh đang là
trưởng đoàn y bác sĩ tình nguyện
Niềm Tin. Anh làm việc không lương
tại các phòng khám nhân đạo ở TP.
HCM như Xóm Mới (Q.Gò Vấp), Tú
Xương (Q.3), Chân Trời Mới (Phú
Nhuận).
Có lần, khi đang thực tập siêu âm
tại Bệnh viện Từ Dũ, qua màn hình
siêu âm, hình ảnh bào thai sắp bị bỏ
đi ngọ nguậy khiến anh xúc động nên mở lời khuyên thai phụ
giữ lại. Trên bàn siêu âm, cô Sinh viên “trót dại” hỏi ngược
lại: “Tôi giữ, vậy anh có nuôi không?”. Không suy nghĩ, anh
gật đầu đồng ý và thuê một căn phòng kín đáo cho cô gái ở,
vài ngày sau anh lại đưa về ba cô gái nữa và thăm nuôi đều
đặn cho đến ngày sinh nở. Anh giữ những đứa trẻ đặt tên
mang họ mình, giữ kín mọi chuyện để những người mẹ nhẹ
lòng bước tiếp. Anh Dũng kể rằng quyết định ngày đó của
anh thật liều lĩnh vì còn là Sinh viên, sống nhờ vào thu nhập
có phần hạn hẹp của tiệm băng đĩa, vậy mà còn lo chuyện
thiên hạ. Chuyện tiền bạc quay quắt đến mức mỗi khi xong
giờ thực tập ở bệnh viện là anh tranh thủ chạy xe ôm để có
thêm chút tiền xăng.
Hải Âu, thành viên câu lạc bộ Niềm Tin, kể về những ngày
đầu anh Dũng làm chuyện “bao đồng”. Anh nuôi người bị ung
thư, người nhiễm HIV/AIDS và cả trẻ em đường phố trong
một khu nhà trọ phía sau chợ Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình), lại
còn nhường cả miếng ăn của mình cho họ. Anh còn dặn
những đứa trẻ đường phố rằng: “Các con còn khỏe mạnh thì
nhường miếng ngon cho bệnh nhân”, mà có khi miếng ngon
đó chỉ là con cá kho cho cả mâm ăn gần chục người. Từ đó,
Hải Âu cùng bạn bè lựa lúc anh không có nhà mà “lén” mang
thức ăn tới tiếp tế. Hải Âu và nhiều bạn bè không còn lạ mỗi
khi anh đến bệnh viện thăm người quen thân thì lại… đưa về
một người bệnh có hoàn cảnh khó khăn và dốc lòng chăm lo.
Chị bảo tính anh hay mủi lòng. Năm 2010 trong chuyến đi
làm từ thiện cùng bạn bè ở Tân Biên – Tây Ninh, gặp chị em
Thùy, Lệ bị cha bạo hành chấn thương khắp người, ngay lập
tức anh làm giấy cam kết với chính quyền xã để đưa hai chị
em về TP. HCM chữa trị và làm thủ tục để các em đến trường.
31