Trương Minh Tuấn, một sĩ quan công
an ở huyện miền núi Quế Sơn đi công
tác ở Đà Nẵng, đã cho mình ăn và dỗ
dành về sống với ông. Nhưng mình
không được đến trường vì ba Tuấn
quá khó khăn.
Mình đành gác lại chuyện tìm mẹ
và quyết định đi mượn sách của bạn
bè cùng lứa để tự học và đeo đuổi giấc
mơ trở thành bác sĩ. Mỗi khi cần hỏi
điều gì thì mình lại đến nhà cô giáo Phan Thị Trúc gần đó.
Sau này khi cô Trúc về xuôi thì mỗi tuần hai lần mình lại vượt
30 cây số đường núi đến nhà cô để được kèm cặp. Để được
công nhận trình độ, mình đăng ký thi theo diện bổ túc văn
hóa. Năm 22 tuổi, mình đỗ cùng lúc vào Đại học Y Dược Huế
và Đại học Sư phạm Quy Nhơn (Bình Định). Tự liệu không có
tiền trang trải nếu đi học xa nên mình quyết định học ở
Trường trung cấp Y tế Trung ương 2, Đà Nẵng.
Nhưng không dừng lại vì giấc mơ trở thành bác sĩ đa khoa
chưa thành hiện thực, mình quyết định thi vào Đại học Y Dược
TP. HCM. Khi vào TP. HCM mình rất lo chuyện cơm áo
nhưng rồi tự trấn an rằng ngày nhỏ không cha không mẹ mà
vẫn sống được, huống hồ giờ là thanh niên. Để có tiền đi học,
mình đi bán kính chiếu hậu xe máy. Mình đeo kính trên người
và đi rao bán khắp các con đường. Cứ tan học là mình đi bán,
bất kể còn đang mặc chiếc áo mang phù hiệu của trường. Sau
đó, có người thương tình đã giúp mình mở một tiệm băng đĩa
nhạc Sinh viên, khi đó nằm ở đường Bạch Đằng, Q.Tân Bình,
để mình dễ dàng kiếm sống.
Không có nhiều thời gian để giải trí như những bạn khác,
mình xem việc học là đam mê, là niềm vui, và cũng nhờ vậy
mà mình thấy mọi chuyện dễ dàng hơn. Trở thành bác sĩ là
ướ
c mơ lớn nhất của đời mình nên mình luôn tự dặn lòng phải
gắng thêm chút nữa, cố thêm chút nữa, cho dù cơ cực thế nào
thì mình cũng chấp nhận, miễn là đạt được mơ ước đó. Và
mình tin rằng không có chuyện gì là bạn không làm được nếu
bạn thực sự khát khao và quyết tâm thực hiện điều đó đến
cùng.
Từng có quá khứ 15 năm ăn nhờ ở đậu, có lúc sống lang
thang như trẻ bụi đời và gần hết thời niên thiếu không được
30