liệu trực quan khác mà giảng viên dừng lại lâu hơn so với các phần nội
dung khác. Đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích… các
ý chính, tạo một luồng suy nghĩ cho bạn để tiến dần đến kết luận và rút
ra cái mới.
Khi bài giảng dừng lại, bạn có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức,
liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
Và… không chỉ là nghe! Bạn còn phải làm gì nữa?
Kết hợp với ghi chú
Một số bạn Sinh viên nói rằng việc ghi
chú chỉ gây lãng phí thời gian. Vậy thì xin
được hỏi các bạn: “Ở trường bạn đang học
như thế nào?”. Nếu các bạn đó vẫn đang học
rất giỏi thì có lẽ là các “ghi chú” kia đã nằm
hết trong đầu họ rồi. Mà những người có trí
nhớ tuyệt vời như thế thì vô cùng hiếm. Nếu
bạn thấy mình không thuộc nhóm thiên tài
này thì xin mời đọc tiếp nhé. Cuốn sách này
cung cấp cho bạn những cách ghi chú khác
nhau. Bạn nên thử rồi sau đó quyết định
xem mình phù hợp với cách nào nhất.
Đa số giáo viên đều nhận xét rằng việc ghi chú có ảnh hưởng quan
trọng tới điểm số ở trường. Thường thì các ghi chú của bạn được thực
hiện ở trên lớp hay khi bạn đọc tài liệu ở nhà. Cứ liếc qua cấu trúc của
các ghi chú này sẽ biết ngay bạn hiểu bài giảng hay tài liệu đó như thế
nào.
Lưu ý là ở Đại học, chúng ta ghi chú chứ không phải ghi chép!
Nhưng ở đây có gì khác nhau? Khác đấy. Sẽ không còn kiểu giảng viên
đọc chính tả cho Sinh viên chép nữa đâu. Chủ yếu giảng viên sẽ giải
thích và thảo luận với Sinh viên về nội dung bài giảng. Bạn muốn ghi lại
như thế nào là tùy bạn, miễn nó giúp bạn hiểu đúng bài học là được. Đó
mới là thách thức cho kỹ năng ghi chú của bạn.
Kỹ thuật ghi chú có cấu trúc
Khi ghi chú, bạn chỉ cần ghi ý chính, thậm chí không cần trọn vẹn
câu cho đúng ngữ pháp, và bảo đảm ghi đầy đủ các từ khóa của bài học.
Với cách ghi này, bạn có thể sắp xếp các ý theo một cấu trúc nhất định
theo cách mà bạn cho là phản ánh tốt nhất toàn bộ bài giảng.
Mỗi nhóm môn học đều có những đặc điểm riêng giúp bạn dễ dàng
sắp xếp lại các thông tin theo từng chủ đề cụ thể. Bạn cần chú ý điều này
61