dòng. Mũi viết vẫn để ở giữa nhé.
2) Nếu không có cây viết trong tay thì bạn có thể sử dụng cả bàn tay của mình. Tay trái lật
sách và kéo ánh mắt từ đầu tới cuối trang theo tốc độ của gờ tay phải đang miết dọc theo
trang sách. Các ngón tay của bạn phải mở rộng và thả lỏng.
• Ánh mắt lướt theo sự chuyển động của các tay hoặc mũi viết, cố gắng đọc càng nhiều chữ
càng tốt.
• Chú ý tới tất cả các tiêu đề lớn, tiêu đề phụ, bảng biểu, và hình vẽ tóm tắt. Xem chúng có
chứa những thông tin mà bạn cần tìm không.
• Ghi nhớ phần nào nằm ở vị trí nào trong các tài liệu để lát nữa bạn có thể quay lại nghiên
cứu kỹ hơn.
Sau khi đọc lướt xong, bạn sẽ phải xác định tiếp rằng mình đọc tài
liệu này để lấy thông tin chính xác hay đọc để lấy ý tưởng. Cách đọc tiếp
theo của bạn sẽ khác nhau đấy. Và lúc đó, bạn sẽ hiểu lợi ích của việc
đọc lướt như thế nào: nó sẽ giảm thiểu thời gian đọc lấy ý tưởng cũng
như lấy thông tin của bạn.
Thế nào là đọc lấy ý?
Nếu đọc để lấy ý, bạn cần chú ý tìm các từ khóa của bài. Cách để thể
hiện ý tưởng một cách hệ thống cho toàn bộ cuốn sách hoặc tài liệu mà
bạn đọc là hãy tạo ra một bản đồ tư duy trong đầu.
Bạn đã từng chơi trò xếp hình chưa? Nếu đã từng chơi, bạn có cố
gắng (hay dám) sắp xếp những mảnh ghép của trò chơi mà không cần
nhìn hình vẽ trên mặt ngoài hộp đồ chơi không? Bạn nghĩ có thể xếp
được không? Gần như là vô vọng! Bộ não của bạn gần như không thể
tiếp thu những thông tin rời rạc, không có hướng dẫn hay manh mối.
Nhưng nó sẽ học rất tốt nếu biết được ‘bức tranh’ lớn là gì. Vì vậy, bạn
hãy dành vài phút để vẽ ra một sơ đồ hay hình vẽ mang tính tổng quát.
Bạn không nhất thiết phải là một họa sĩ mới làm được. Bạn chỉ cần một
tờ giấy, một cây viết và những suy nghĩ là đã có thể tạo ra một bản đồ tư
duy rồi.
Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn hình dung và tập trung suy nghĩ của mình
quanh cấu trúc của quyển sách. Nhờ đó, bạn sẽ cân nhắc tốt hơn quyết
định xem bạn muốn học bao nhiêu phần của quyển sách này. Bạn có thể
vẽ theo kiểu hình cây, bong bóng, xương cá, hay đơn giản chỉ là viết
những thông tin quan trọng bên lề trái, còn chi tiết bên lề phải. Hãy bắt
tay vẽ bản đồ này ngay khi bạn bắt đầu đọc để bộ não của bạn tự tạo ra
luồng tư duy, sắp xếp, và chứa dữ liệu trong suốt quá trình đọc sách.
Sau mỗi chương hay mỗi phần, bạn sẽ quay lại và bổ sung thêm.
Khi đọc xong cuốn sách, bạn cũng sẽ hoàn chỉnh được bức tranh thể
hiện tư duy của bạn. Bạn có thể tham khảo gợi ý về phương pháp “Bản
đồ tư duy” (Mind-map) của Tony Buzan ở phần dưới đây.
Hai anh em Tony Buzan và Barry Buzan đã nghiên cứu và phát
76