N
CHƯƠNG 1
HÀNH TRÌNH ĐẠI HỌC
Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung
cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà là con đường dẫn lối tâm hồn
con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.
Vijaya Lakshmi Pandit
hiều bạn trẻ đã nỗ lực bằng mọi giá để trở thành Sinh viên Đại
học, để có mặt ở giảng đường Đại học với khát vọng tìm kiếm một
tương lai tươi sáng. Nhưng tương lai tươi sáng thường chỉ thật sự
hiện ra nếu các bạn khám phá được hết tiềm năng của mình. Và hành
trình Đại học với đòi hỏi quan trọng nhất là tiếp cận được tinh thần Đại
học sẽ giúp các Sinh viên nhận ra điều đó.
Làm quen với tinh thần Đại học
Học tập là một hành trình dài - hành trình suốt đời. Song có lẽ, học
Đại học luôn là chặng đường tích lũy nhiều giá trị nền tảng nhất và
mang theo nhiều cảm hứng đặc biệt nhất trong suốt cuộc đời chúng ta.
Không phải vì Đại học là bậc học cao hơn các bậc học trước đó, mà là vì
bắt đầu ở chặng đường này, các Sinh viên trẻ tuổi sẽ được hấp thu giáo
dục theo một triết lý hoàn toàn mới so với bậc phổ thông: triết lý giáo
dục mà nhiều người vẫn gọi là tinh thần Đại học.
Liệu ý kiến của những Sinh viên trẻ, không tên tuổi có được lắng
nghe và chấp nhận? Liệu họ có được tạo cơ hội phát triển ngay khi còn
ngồi ở ghế nhà trường? Câu trả lời chính là một trong những vấn đề mấu
chốt của tinh thần Đại học, cho thấy trường Đại học cần phải là nơi có
một cộng đồng khoa học đông đảo với tinh thần khoa học thực thụ. Giới
Đại học, bao gồm đội ngũ cán bộ giảng dạy và cả Sinh viên, luôn được
xem là những người tiên phong, đi đầu trong việc đề xuất các tư tưởng,
khuynh hướng nghiên cứu, các giải pháp cho xã hội; hoặc ít ra là, ở mức
độ thấp hơn, giới đại học luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng và cập
nhật các nghiên cứu của thế giới vào các lĩnh vực khác nhau của đời
sống. Đề cao sự sáng tạo và khả năng phát hiện ra cái mới là một giá trị
cốt lõi của tinh thần Đại học. Xã hội luôn kỳ vọng trường Đại học là nơi
sẵn có không gian đối thoại, cơ hội cọ xát tư duy và sự tôn trọng chân lý.
Nói đến tinh thần Đại học, không thể không nhắc đến Wilhelm von
Humboldt - người được xem là đã đặt những nền móng quan trọng cho
việc cải cách Đại học Đức nói riêng và nền Đại học phương Tây nói
7