BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SINH VIÊN - Trang 10

thiểu của học tập bậc Đại học. Những mức yêu cầu đó chưa phải là cao
nhất theo đúng tinh thần Đại học. Câu hỏi lớn khiến các nhà giáo dục
cũng như các Sinh viên bận tâm là liệu việc Biết - Hiểu - Áp dụng một số
thứ vào thực tế có đủ để tạo ra những giá trị lâu dài, bền vững và đáng
giá cho một Sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhất là khi mà bối cảnh xã hội
thay đổi ngày càng nhanh, thậm chí đến mức khó lường. Nhiều kiến
thức nhanh chóng lạc hậu, tốc độ làm mới kiến thức của nhân loại trong
các lĩnh vực nghề nghiệp đang diễn ra chóng mặt. Vậy việc an tâm Biết -
Hiểu - Áp dụng những gì đã học được ở Đại học có đủ “an toàn” đối với
tương lai những người trẻ tuổi sau khi tốt nghiệp?

Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Đại học phải là một nơi giảng dạy,

ươ

m mầm cho những công việc sáng tạo. Và những Sinh viên Đại học

thực thụ luôn hướng đến những mục tiêu học tập cao hơn thế. Đó là học
để Vận dụng học để Sáng tạo. Vận dụng và Sáng tạo là hai mức yêu cầu
đòi hỏi Sinh viên phải tiếp cận kiến thức trong thái độ phản biện toàn
diện, không dễ dàng chấp nhận những kết luận được sách vở và giảng
viên cung cấp, mà luôn biết đặt các câu hỏi nghi vấn, tìm tòi những khía
cạnh mới chưa được nói đến của vấn đề và tự săn lùng câu trả lời. Sinh
viên chỉ có thể là một thành viên Đại học thực thụ nếu họ thấm nhuần
triết lý này.

Để theo kịp cách học mà triết lý Đại học đòi hỏi, các Sinh viên trẻ

tuổi phải sẵn sàng để vào vai những “đồng nghiệp trẻ” của giảng viên,
thậm chí là các giảng viên còn được yêu cầu phải khích lệ Sinh viên để
họ sớm vào vai đó. Họ sẽ phải học điều đầu tiên rất quan trọng ở bậc Đại
học: “Muốn giỏi là phải biết tự giỏi”. Chẳng bao giờ có ai khuyên bạn
nên quên thành ngữ dân gian đầy hàm ý “Không thầy đố mày làm nên”.
Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà cứ ngồi yên đó trông chờ thầy cô
đọc cho chép rồi làm theo những gì thầy cô yêu cầu, và chỉ làm chừng ấy
thôi. Trong vai những “đồng nghiệp trẻ” của giảng viên, bạn cũng đừng
vội nghĩ là mình phải luôn sẵn sàng tranh luận mọi lúc mọi nơi với
giảng viên. Hãy nghĩ đơn giản hơn rằng khi cần thiết, bạn hoàn toàn có
quyền đặt câu hỏi nghi vấn, phát biểu quan điểm cá nhân, tìm kiếm các
lý lẽ và kết luận cho một vấn đề nào đó, mà không nhất thiết phải tán
thành quan điểm và lý lẽ của giảng viên và của người khác. Các vấn đề
luôn cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ, không chỉ là chính đề mà cả
các phản đề của nó, nghĩa là bạn phải sẵn sàng lật ngược lại vấn đề nhằm
xem xét các khía cạnh khác nhau, thậm chí trái ngược nhau của cùng
một vấn đề.

Những thói quen tốt mà Sinh viên Đại học thường có như đọc sách,

ghi chép tư liệu, làm việc ở thư viện, chủ động trao đổi với bạn bè hay

9

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.