giảng viên, đặt câu hỏi, thuyết trình, tham gia đề tài nghiên cứu… chính
là những biểu hiện của mức độ tiếp cận triết lý học tập theo tinh thần
Đại học. Ghi chép máy móc, học thuộc lòng kiến thức, không đọc sách
tham khảo, không tham gia tranh luận, thuyết trình… sẽ là những kịch
bản tồi tệ khiến một Sinh viên không phát huy được năng lực bản thân
trong môi trường Đại học.
Tinh thần Đại học khích lệ bạn đừng dễ dãi chấp nhận các lý lẽ và các
kết luận có sẵn. Bạn nên sẵn sàng theo đuổi hành trình tìm kiếm, khám
phá những lý lẽ và kết luận của chính bạn về vấn đề mà bạn được giới
thiệu qua sách vở và bài giảng. Không kịp chuyển đổi nhận thức về việc
học tập với tinh thần Đại học, bạn có thể sẽ đối mặt với tình trạng tồi tệ
trong khoảng thời gian đầu có mặt ở trường Đại học – tình trạng “sốc
Đại học”.
Cú sốc mang tên “Đại học”
Lạ đời là không ít Sinh viên đến Đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời
lại là những người có thể bị “sốc Đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra
như họ tưởng tượng, hoặc nhiều khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường Đại
học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh rỡ
ràng vào bản thân mà họ từng có trước đó. Họ có thể sẽ cảm thấy chới
với, mất phương hướng và niềm tin vào bản thân vì bỗng dưng mọi thứ
ở
Đại học quá khác so với những gì họ vẫn hình dung. Thầy cô không cắt
nghĩa quá nhiều các chi tiết bài giảng, mà lại yêu cầu họ tự đọc hàng
chồng sách, tự trả lời vô số câu hỏi, rồi thậm chí là tự đánh giá kết quả
của những việc mình làm. Họ cảm thấy như thể họ bị bỏ rơi. Không ít
tân Sinh viên đã bị “sốc” thật sự!
“Sốc Đại học” trong nhóm Sinh viên mới có thể bộc lộ qua một số
triệu chứng dễ nhận diện.
Triệu chứng thứ nhất là Sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời
gian, dù có vẻ thời khóa biểu của trường Đại học rất tự do chứ không
theo kiểu “ngày hai buổi đến trường” như thời phổ thông. Nhiều Sinh
viên không nhận thấy rằng ở trường Đại học, họ có quyền hạn rộng hơn
trong việc tự quyết định thời gian biểu của chính mình. Việc điều chỉnh
từ học theo niên chế sang tín chỉ đã trao quyền tự chủ cho Sinh viên
nhiều hơn trên phương diện lập kế hoạch thời gian cho học tập. Song
nhiều Sinh viên không định nghĩa đó là cơ hội mà xem đó là khủng
hoảng, và họ cứ mãi loay hoay vì không tìm được cách để chủ động
thích nghi - họ vẫn có xu hướng bị động, chạy theo khung thời gian áp
đặt trước đây.
Triệu chứng thứ hai là Sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết
10