BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SINH VIÊN - Trang 12

học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó không biết mình phải học những gì
để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập vì thế. Nhiều người trong
số này cuối cùng sẽ loay hoay với việc học để kiếm điểm, cố gắng “tròn
vai” trong tình cảnh của một học trò chăm ngoan và không phát hiện ra
bất cứ năng lực mới mẻ nào của bản thân, cũng như không thể tìm thấy
động lực nào mới đủ mạnh mẽ để họ vươn xa trên hành trình học tập
suốt đời sau này.

Triệu chứng thứ ba là Sinh viên “giấu nhẹm” tất cả những thắc mắc

mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè. Họ trở thành người “tự kỷ”
theo cách nói của giới trẻ hiện nay. Nếu giảng viên không chủ động
giảng giải, họ sẽ để mặc những câu hỏi quan trọng chìm vào lãng quên.
Với cách đó, họ tự mình tháo lui khỏi nơi mà lẽ ra họ có quyền tự chủ để
nói lên suy nghĩ, ý tưởng và đòi hỏi khám phá. Coi như họ đã chọn cách
sống cô lập và tự giam mình trên hòn đảo giữa đại dương, trong khi lẽ ra
họ có thừa cơ hội để giong buồm đi về phía những bến bờ tươi sáng.

Chia sẻ
“Sốc Đại học” và cách tự giảm sốc

Các tác giả Tom Burns và Sandra Sinfield (2008) đã thu thập được một số mối lo ngại phổ
biến của các bạn tân Sinh viên như sau:
1. Bài vở nhiều quá! Tôi không chắc là mình có đủ thời gian để học.
• Tự giảm sốc: “Tôi nhận ra rằng tôi vẫn có thể đủ thời gian học nếu như tôi biết sắp xếp thời
khóa biểu sinh hoạt của mình một cách hợp lý hơn, thậm chí vẫn có thời gian giải trí và dành
cho gia đình”. Bạn có thể tìm hiểu về kinh nghiệm sắp xếp thời gian ở những chương sau của
cuốn sách này hoặc hỏi các anh chị học giỏi của những khóa trước. Tất cả các trường Đại học
và Cao đẳng hiện nay đều có Trung tâm hỗ trợ Sinh viên, bên cạnh đó còn có Hội Sinh viên
và Đoàn Thanh niên, với nhiều hoạt động chia sẻ khó khăn và truyền kinh nghiệm học cho
các bạn tân Sinh viên. Hãy chủ động tìm đến họ.
2. Dù sao thì rõ ràng là tôi sẽ phải hy sinh bớt thời gian giải trí và dành cho gia đình, bạn
bè cũng như những mối quan tâm bên ngoài xã hội. Liệu đây có phải là sự đánh đổi quá
lớn?
• Tự giảm sốc: “Tôi nhận ra rằng tất cả các anh chị khóa trước đều phải chấp nhận rút bớt thời
gian riêng để dành nhiều thời gian hơn cho việc học. Họ bảo rằng việc gì cũng vậy, muốn có
nhiều khả năng gặt hái thành công thì phải dám mạnh dạn đầu tư. Hãy nghĩ đến mục tiêu của
mình khi vào Đại học và mạnh dạn đầu tư… thời gian và tâm trí cho việc học. Chỉ vài năm
thôi mà!”.
3. Hồi học Trung học, thầy cô đốc thúc tôi học thông qua các bài kiểm tra đầu giờ, kiểm tra
15 phút, kiểm tra một tiết trước khi tới kiểm tra cuối kỳ. Còn ở đây, chẳng có ai “giật dây”
tôi kiểu đó cả. Tôi không chắc mình có ôn luyện được hết cho kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ
không?
• Tự giảm sốc: “Tôi thấy các anh chị khóa trên hay học nhóm với nhau trong suốt học kỳ để tự
kiểm tra bài vở lẫn nhau. Có lẽ tôi sẽ làm theo cách này”. Bạn hãy rủ các bạn thân trong lớp
học nhóm với nhau, kiểm tra bài lẫn nhau thay vì chờ đợi thầy cô kiểm tra bạn.
4. Trí nhớ của tôi làm sao chứa hết hàng tá sách vở như thế này?
• Tự giảm sốc: “Tôi lại lầm lẫn giữa học Trung học và học Đại học rồi! Thầy cô ở Đại học
không chấm bài theo kiểu thuộc lòng đâu. Quan trọng là phải hiểu bài và chỉ cần trả lời theo
cách mình hiểu”.
5. Muốn đọc và hiểu bài thì phải được yên tĩnh, mà ở nhà thì không được yên quá 15 phút!

11

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.