mong mỏng, re rẻ (không quan trọng chuyện nhà xuất bản!) sẽ là một
lựa chọn hợp lý đối với Sinh viên? Với từ điển nói chung và từ điển tiếng
Việt nói riêng thì… đấy không nên là những tiêu chí chọn lựa khôn
ngoan.
Bạn phải quan tâm trước hết đến người/nơi biên soạn cuốn từ điển
ấ
y, vì đó là sự đảm bảo cho chất lượng của cuốn sách. Tiếp đến là nhà
xuất bản. Một nhà xuất bản có uy tín sẽ không thể cho ra mắt những ấn
phẩm kém tin cậy về chất lượng. Và đây một ẩn phẩm mà các bạn Sinh
viên (và mỗi gia đình người Việt) nên có trên giá sách của mình: Từ
điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Trung tâm Từ điển học và Nhà
xuất bản Đà Nẵng phối hợp xuất bản. Cuốn từ điển này là kết quả
nghiên cứu của một nhóm tác giả là các nhà ngôn ngữ học thuộc Trung
tâm Từ điển học (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam), được tái bản liên tục,
hàng năm, với một số nội dung được bổ sung, cập nhật.
Bạn sẽ thấy ngay sau phần ngữ nghĩa được giải thích (của từ) là một
số ví dụ (câu, ngữ cảnh) có chứa từ đó. Các ví dụ này sẽ chỉ dẫn cho bạn
cách dùng đúng từ đó trong các bối cảch giao tiếp thích hợp. Bạn cũng
có thể ghi nhớ những câu, những đoạn (từ sách báo, từ giao tiếp) có
xuất hiện cái từ, ngữ mà mình cần học để tham khảo. Đấy chính là
những ngữ cảnh cần thiết để ngôn từ thực sự hoạt động với nội dung ngữ
nghĩa của mình. Điều thú vị là bạn có thể tìm thấy những từ ngữ mới
được bổ sung sau mỗi lần tái bản. Đấy chính là sự ghi nhận tình trạng
ổ
n định và tính chính thức của từ ngữ mới đó với ngữ nghĩa, cách sử
dụng của nó trong cộng đồng xã hội chứ không còn là một sản phẩm
ngẫu hứng, một sự vay mượn (các từ ngữ có nguồn gốc ngoại lai) của
một vài cá nhân hay nhóm nhỏ nào trong xã hội. Cộng đồng sử dụng
ngôn ngữ sẽ đóng vai trò quyết định đối với mức độ phổ biến và khả
năng tồn tại của từ ngữ (cũ hay mới). Hiện thực này được thể hiện qua
từ điển.
Hãy là một người Việt biết dùng tiếng Việt một cách thông thạo.
Điều này nghe có vẻ tức cười, nhưng đã có một sự thật đáng buồn là
không ít Sinh viên Việt Nam nói tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp…
như gió mà lại ngắc ngứ, lúng búng khi cần giải thích một ý tưởng nào
đó bằng tiếng Việt. Thực ra, bạn không bao giờ có thể giỏi ngoại ngữ khi
không thật sự giỏi tiếng mẹ đẻ.
Đọc sách để mở rộng kiến thức và vốn từ
Đọc sách, với nhiều Sinh viên, không phải là một thứ công việc bắt
buộc phải làm, mà là một sở thích, một nhu cầu bức thiết, như nhu cầu
được ăn, được ngủ… Có lẽ, khi đọc sách đã là một thứ nhu cầu thì ai
cũng thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng vấn đề là bạn chọn đọc những
93