dễ dàng nhìn thấy một người thiếu tự tin, bối rối thông qua dáng vẻ luống
cuống khi gặp khó khăn trong việc điều khiển đôi chân. Việc kiểm soát tốt
đôi chân sẽ giúp chúng ta thể hiện tâm thế vững chắc, tự tin và làm chủ
được sân khấu.
Ba tư thế thường thấy của đôi chân khi ở vị trí đứng hoặc nghỉ: hình chữ
V, tư thế 10 giờ hoặc 2 giờ. Tùy theo giới tính mà khoảng cách của đôi chân
sẽ dài hay ngắn lại. Đối với nam, khoảng cách sẽ rộng hơn (tư thế chữ V:
khoảng cách 2 bàn chân cách nhau 20-30 cm), và ngắn hơn đối với nữ, đặc
biệt khi các chị em mặc trang phục công sở.
Tư thế đứng
Hãy tập tư thế đứng tại nhà bằng cách đứng áp người sát vào tường. Giữ
cho cả 2 vai chạm BÍ QUYẾT
TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA vào tường, lưng tiếp xúc với
tường, toàn bộ thân người vuông góc với mặt đất. Nếu bạn cảm thấy thoải
mái với thư thế này, nghĩa là bạn đang sở hữu tư thế đứng đẹp, làm nổi bật
lên cơ thể bạn.
Tư thế di chuyển trên sân khấu
Việc di chuyển hợp lý trên sân khấu thể hiện phong cách của bạn; nó
giúp duy trì sự tập trung của thính giả, biểu lộ sự tự nhiên và thư giãn, cũng
như góp phần làm rõ hơn thông điệp bạn trình bày.
Vì vậy, hãy làm cho việc di chuyển trên sân khấu của bạn có ý nghĩa hơn
bằng cách chú ý đến các chi tiết sau:
Ðừng đứng “chết trân” trên bục phát biểu
Nếu bục và micro không thiết kế cố định, hãy tìm cách thoát khỏi bục
càng nhiều càng tốt, vì tư thế đứng phía sau bục vô tình đã tạo một rào chắn
giữa bạn và khán giả. Lưu ý rằng: khán giả càng thấy bạn nhiều và rõ ràng
bao nhiêu, họ sẽ càng tin tưởng vào bài trình bày của bạn nhiều bấy nhiêu.
Nếu không có cơ hội di chuyển nhiều, thì ít nhất là khi nói đến những nội