dung trọng tâm bạn muốn nhấn mạnh trong bài nói chuyện, bạn nên bước ra
khỏi bục và tương tác trực tiếp với khán giả.
Nếu như hội trường thiết kế bục và micro cố định: hãy cố gắng tận dụng
cử chỉ của đôi tay, nét biểu cảm trên gương mặt để tạo cảm giác cởi mở và
chân thành, vì lúc đó các ngôn ngữ cơ thể khác không còn được phát huy
nữa.
Di chuyển khi chuyển sang một nội dung mới
Để tránh tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán, cũng như để khán giả nhận
biết đã thay đổi nội dung, bạn hãy di chuyển sang vị trí mới khi qua ý mới.
Bạn có thể tạm dừng khoảng 3 giây, rời sang vị trí bên trái hoặc phải ít
nhất 2 bước một cách tự nhiên và sau đó tiếp tục phần trình bày.
Nếu có sử dụng slide, khoảng thời gian 3 giây tạm dừng này là thời gian
slide kế tiếp được hiện lên. Khi ấy, khán giả sẽ tập trung vào nội dung slide.
Bạn cũng đừng nên để khán giả bị thu hút vào slide quá nhiều đến nỗi quên
cả bạn. Khi cần diễn dịch ý, bạn có thể tạm thời tắt slide, để khi ấy, khán giả
sẽ tập trung hoàn toàn vào bạn.
Di chuyển về phía khán giả
Mỗi khi bạn muốn tương tác với khán giả như: bắt đầu cuộc thảo luận,
mời khán giả tình nguyện lên sân khấu, đón nhận ý kiến, chuẩn bị tiến hành
một hoạt động nào đó,… bạn sẽ cần di chuyển gần hơn về phía khán giả của
mình, để thể hiện điều ấy cho họ biết.
Hãy quan tâm đến khán giả ở cả hai bên sân khấu, chứ không chỉ tập
trung vào một bên. Kiểm soát tốt hoạt động di chuyển của mình, bạn sẽ
giúp duy trì được ánh nhìn rõ ràng của khán giả vào bạn.
Không nên “dao động điều hòa” trên sân khấu
Tương tự như giao tiếp bằng mắt, chúng ta không nên di chuyển qua lại
thường xuyên theo kiểu con lắc trên sân khấu. Tôi đã từng thấy nhiều diễn
giả đi qua, đi lại, sang trái, sang phải rồi lại tiếp tục lặp lại như thế. Điều
này là sẽ làm khán giả phân tán nội dung trình bày, tạo cảm giác mệt mỏi,
thậm chí bực bội. Hãy kiểm soát nhiều hơn cách di chuyển của mình, cần
phải có ý nghĩa và có sự chủ ý trong các bước di chuyển. Hãy tâm niệm
rằng: “Bạn là người làm chủ sân khấu, chứ không nên để sân khấu làm chủ