Bạn có thể lấy một đoạn bất kỳ trong bài thuyết trình đã soạn, đọc to và
chậm rãi, để ý đọc từng chữ cho đúng âm.
Dừng lại cũng là một cách nói ấn tượng
Có lần, một nhà báo phỏng vấn Isaac Stern, một trong những nhạc công
vĩ cầm danh tiếng nhất thế giới, để làm rõ điều gì giúp phân biệt giữa một
nhạc công vĩ cầm giỏi với một nhạc công vĩ cầm chỉ chơi ở mức bình
thường trong lúc cả hai đều chơi đúng theo các nốt nhạc đã soạn ra.
Isaac Stern đã trả lời: “Cái quan trọng không nằm ở mấy nốt nhạc,
nhưng ở những khoảng lặng giữa các nốt nhạc ấy.”
Việc tạo khoảng lặng hay khoảng dừng cũng là một chiến lược hữu hiệu
bạn có thể dùng trong lúc nói.
Trên thực tế, đây là sự thật khó lòng chối cãi: một khoảng dừng đúng lúc
thường có tác dụng lôi cuốn hơn bất kỳ lời nào bạn nói ra để lấp đầy những
khoảnh khắc yên lặng.
Bạn nên dừng ở những chỗ nối câu trong bài nói của bạn, xét vì nhiều lý
do khác nhau, chẳng hạn: để tạo chuyển tiếp về tâm trạng hay đề tài, để
nhấn mạnh các điểm quan trọng, để báo trước cho người nghe biết rằng bạn
sắp sửa chia sẻ một điều gì đó rất quan trọng, để làm cho khán giả hồi hộp
tập trung theo dõi những gì tiếp theo, để giúp khán giả có thì giờ suy nghĩ
và thẩm thấu vấn đề bạn vừa nói, để làm cho họ cười...
Tại sao lại có rất ít diễn giả biết để ý tận dụng sức mạnh của những
khoảng dừng đó? Vì hai nguyên do.
Thứ nhất, do họ cảm thấy lo lắng. Khi thấy lo lắng trong lòng, bạn
thường có xu hướng muốn kết thúc phần nói càng nhanh càng tốt, vì kéo dài
thời gian ra bằng những khoảng dừng chỉ tổ làm cho bạn thêm hồi hộp
trước đám đông đang chăm chú nhìn về phía bạn.
Nguyên do thứ hai: vì bạn không dự liệu được những khoảng dừng trong
lúc soạn bài thuyết trình.
Đầu óc bạn ngập tràn những ý tưởng và bạn không thể xác định được
đâu là những ý tưởng chính và vì thế, trong lúc thuyết trình, bạn ra sức “dội