Việc tính toán thời gian cho bài trình bày là yếu tố rất quan trọng, đặc
biệt là thời gian cho những khoảng dừng. Nếu không sắp xếp được thời gian
cho những khoảng dừng trong bài nói chuyện, bạn sẽ có nguy cơ “cháy giáo
án” hoặc để kịp nói hết “giáo án” bạn sẽ phải nói thật nhanh. Cả hai việc
này đều làm hỏng bài nói của bạn. Cho nên, khi soạn và luyện bài nói, bạn
cần bố trí thì giờ cho thích hợp, đặc biệt là thời gian cho những khoảng
dừng.
Luyện dừng nói
Việc tạo ra những khoảng dừng trong bài nói có vẻ là việc làm thiếu tự
nhiên, đặc biệt khi bạn thực sự muốn kết thúc bài nói cho kịp giờ với một
khối lượng thông tin khổng lồ cần truyền đạt.
Trong lúc tập luyện bài nói, bạn cần để ý tập những khoảng dừng. Vì
chắc chắn trong lúc thuyết trình thực sự, bạn sẽ có nguy cơ nói nhanh hơn
nếu bạn cảm thấy lo lắng điều gì đó, nên bạn phải thêm chữ [DỪNG] vào
trong bài soạn nói hoặc các ghi chú truyết trình để tự nhắc nhở mình.
Tạm dừng trước khi bắt đầu
Nếu bạn đang hớn hở muốn đi ngay vào bài nói, và bắt đầu thấy muốn
nói ngay trước khi những tràng pháo tay chào mừng của khán giả kịp lắng
xuống, thì bạn cần ghìm mình lại, kiên nhẫn một chút. Hãy để khán giả có
chút thì giờ đánh giá và cảm thấy thoải mái với bạn. Bạn muốn thể hiện sự
tự tin từ khoảnh khắc bạn được giới thiệu để bước vào buổi thuyết trình,
nên việc dùng khoảng dừng ngay lúc đó sẽ giúp bạn có được điều bạn
muốn.
Hãy bước ra sân khấu hay bước lên bục giảng với thái độ tự tin, mỉm
cười nhìn khán giả và dừng lại một chút trước khi nói lời đầu tiên. Hãy đợi
cho đến khi người nghe thực sự chăm chú đón nghe những lời đầu tiên của
bạn (thường thì từ hai đến ba giây đồng hồ). Khoảng dừng lúc ấy của bạn sẽ
truyền đến họ một thông điệp: “Tôi tự tin và các bạn không trấn áp tinh thần
tôi được.”
Tạm dừng lại khi đang trình bày các chi tiết phức tạp
Trong buổi thuyết trình, người nghe thường rất khó tập trung từ đầu đến
cuối, cho nên bạn có nhiệm vụ phải làm cho họ giữ được sự quan tâm và