nơi chốn, nhân vật, hành động, các bài học – nhưng các câu chuyện kể
không đơn giản chỉ là một tổng hợp của những thành phần đó mà còn hơn
thế nữa.
Nếu biết cách kể, câu chuyện của bạn sẽ khơi gợi được cảm xúc của
người nghe, tác động lên trên cách họ cảm giác và suy nghĩ về một vấn đề
nào đó; nó cũng đóng vai trò tạo mối kết nối với những điều họ cảm thấy
quan trọng với mình – tức những gì họ cần, họ muốn.
Các câu chuyện có thể giúp người nghe nắm được một điểm trình bày
quan trọng nào đó chỉ với một hình ảnh duy nhất, đôi khi là một chữ duy
nhất nào đó. Các câu chuyện có thể đơn giản hóa được các ý niệm phức tạp,
làm rõ lên những gì mang tính nhập nhằng, lộn xộn và soi sáng những ý
tưởng khó nắm bắt.
Qua việc chia sẻ các câu chuyện hay kinh nghiệm bản thân, bạn có thể
tạo được sự tín nhiệm với người nghe một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Không giống với bất kỳ thứ nào khác được dùng như công cụ phục vụ công
việc thuyết trình, một câu chuyện hay bao giờ cũng có sức mạnh đưa người
nghe đến nhưng nơi họ chưa từng đến, gợi cho họ suy nghĩ những điều
trước đây họ chưa từng nghĩ.
Các câu chuyện có thể đóng vai trò như chiếc đòn bẩy mạnh mẽ giúp tạo
ra sức tác động và thuyết phục cho người nghe. Con người thường nhớ
những mẩu chuyện, đặc biệt khi chúng gói ghém hay khơi dậy một cảm xúc
nào đó. Một câu chuyện được kể tốt không chỉ giúp người nghe nhớ kỹ và
nhớ lâu thông điệp bạn trình bày, mà còn giúp họ hiểu rõ thông điệp ấy.
Khi một người kể chuyện và người kia lắng nghe, một mối liên kết được
thiết lập giữa đôi bên. Các nhà nghiên cứu của Đại học Princeton (Mỹ) đã
phát hiện ra rằng não bộ của những người kể chuyện và người nghe thực sự
được đồng bộ hóa và hoạt động giống nhau trong khi câu chuyện được kể.
Mô hình tạo nên câu chuyện sinh động và lôi cuốn
Kể chuyện là một kỹ năng mà hầu hết mọi người đều có thể học được
chỉ với một chút nỗ lực. Điều quan trọng là phải hiểu rõ các yếu tố giúp tạo