— Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
— Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
— Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
— Bớt đi xe, năng đi bộ
— Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
— Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
— Bớt nói, làm nhiều hơn
— Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch,
ung thư dạ dày, viêm gan…
Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm đ ược quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có
thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có
thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.
Bí quyết sống lâu và sống khỏe
• Lời giới thiệu
Giáo sư Tề Quốc Lực là một người Mỹ gốc Hoa. Ông đã từng làm việc cho Tổ chức y tế thế giới
(WHO) nhiều năm. Mới đây ông được Bộ y tế Trung Quốc mời về Bắc Kinh nói chuyện về sức
khỏe. Bài nói chuyện của ông được công chúng hoan nghênh và đã được đăng tải trên nhiều tờ
báo của Trung Quốc...
Để giúp bạn đọc tham khảo, tiếp cận thông tin y học mới, chúng tôi xin giới thiệu bài nói
chuyện của giáo sư Tề Quốc Lực do giáo sư Phan Văn Các lược dịch.
Hiện nay tuyệt đại đa số là chết vì bệnh, rất ít người chết vì già. Lẽ ra phải tuyệt đại đa số
chết già, còn thiểu số chết bệnh. Hiện tượng cực kỳ bất bình thường này đòi hỏi chúng ta mau
chóng sửa chữa.
Gần đây Liên hợp quốc biểu dương nước Nhật Bản vì tuổi thọ của họ đạt quán quân (hạng
nhất) trên thế giới. Tuổi thọ bình quân của nữ giới ở họ là 87,6 tuổi, còn ở Trung Quốc chúng
ta vào thập kỷ 50 là 35 tuổi, thập kỷ 60 là 57 tuổi, hiện nay là 67,88, kém Nhật Bản đúng 20
tuổi.
Kinh nghiệm của Nhật Bản là lấy xã khu làm đơn vị, mỗi tháng giảng bài một lần về giữ gìn
sức khỏe, ai không đến nghe thì phải học bù. Chúng ta không có chế độ đó, ai muốn nghe thì
nghe, không nghe thì thôi. Sau khi về nước, tôi đã hỏi nhiều người rằng nên sống bao lâu? Có
người bảo tôi năm sáu chục tuổi là tạm được rồi, điều này chứng tỏ tiêu chuẩn của chúng ta
quá thấp. Đại bộ phận họ không hề biết gì đến giữ gìn sức khỏe, sống được sao hay vậy, vấn đề
rất nghiêm trọng. Tôi đã công tác ở bệnh viện 40 năm, tuyệt đại bộ phận người chết bệnh là rất
đau khổ. Tôi đến đây mục đích rất rõ ràng, tôi được sự ủy thác khoa học, tuân theo chỉ thị của
Bộ y tế, mong rằng mọi người đều coi trọng công tác giữ gìn sức khỏe.
Thật ra trên thế giới, người ta họp ở Vic-tô-ri-a có ra một tuyên ngôn, tuyên ngôn này có 3
cái mốc, mốc thứ nhất gọi là ăn uống cân bằng, thứ hai gọi là vận động có ô-xy, thứ ba gọi là
trạng thái tâm lý.
• Ăn uống cân bằng
Có lẽ có người từ lâu đã nghĩ rằng giữ gìn sức khỏe thì có gì mà phải nghe, lại chẳng qua ngủ