3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỌC
TẬP
Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái.
- Henry Brooks Adams
Bạn nghĩ những tay sinh viên khôn ngoan học thế nào? Nếu may
mắn, bạn sẽ biết một sinh viên ngành Ngoại ngữ sáng tạo ra những
trò chơi đố vui để học từ mới; hay một sinh viên chuyên ngành Khoa
học Chính trị tạo ra những tấm bản đồ kiến thức cực lớn trên tường,
nối các khái niệm với nhau bằng những sợi len nhiều màu sắc. Những
tay sinh viên khôn ngoan thường xây dựng cho mình hệ thống học
tập riêng rõ ràng, có hệ thống và sáng tạo. Hãy làm theo những ví dụ
kể trên, và sáng tạo theo cách riêng của mình. Bạn không bao giờ nên
bắt tay vào học nếu thiếu đi một kế hoạch hệ thống về những gì bạn sẽ
ôn tập, ôn tập bằng cách nào và ôn tập bao nhiêu lần.
Xây dựng hệ thống học tập cho riêng mình là chia một công việc
lớn thành những phần nhỏ dễ hoàn thành, và hệ thống này sẽ giải
phóng năng lượng của bạn, giúp bạn tập trung vào việc học thay vì lo
lắng quẩn quanh xem nên làm thế nào, bắt đầu từ đâu. Nếu không có
một hệ thống học tập, rốt cuộc bạn sẽ cứ lang thang đầy may rủi giữa
các tài liệu, nhìn vào đống sách cao chót vót với sự bất lực trong tâm
trí và nỗi phiền muộn trong tim. Với một hệ thống học tập rõ ràng,
những công việc của bạn trở nên dễ thực hiện hơn rất nhiều. Trước
khi bạn lao vào đọc cuốn sách đầu tiên, hãy bỏ ra mười phút để tập
trung viết cụ thể kế hoạch học tập. Sau đó lập bảng liệt kê những công
việc cần làm và những ô tương ứng để đánh dấu khi đã hoàn thành.
Một khi bạn yên tâm rằng hệ thống này có thể chuẩn bị cho bạn đầy
đủ những việc cần làm, bạn sẽ không còn bất kỳ nỗi lo lắng nào về
việc liệu bạn đã sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới hay chưa. Trách nhiệm của
bạn lúc này giảm xuống chỉ còn sắp xếp thời gian để hoàn thành từng
việc trong kế hoạch.
Thêm nữa, phương pháp học của bạn càng sáng tạo càng tốt. Nó