7. PHƯƠNG PHÁP HỌC “3-
TRONG-1”
Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người.
A. Einstein
Với các môn học mang tính kỹ năng nhiều hơn lý thuyết như môn
Ngoại ngữ, bạn không thể đạt được kết quả như ý nếu chỉ chăm chăm
học thuộc lòng hay luyện đi luyện lại các bài tập ngữ pháp. Hãy thử áp
dụng phương pháp “3-trong-1” được cho là khá hiệu quả dưới đây.
Mục tiêu chính của việc học Ngoại ngữ là giúp người học sử dụng
được một ngôn ngữ khác thông qua kết hợp bốn kỹ năng Nghe-Nói-
Đọc-Viết, hay Quan sát-Luyện tập-Thể hiện thật nhuần nhuyễn.
Nhưng đáng tiếc là, hầu hết chương trình học tại Việt Nam mới chỉ
chú trọng đến việc rèn luyện ngữ pháp chứ chưa quan tâm đầy đủ đến
kỹ năng, hay thừa lý thuyết, thiếu thực hành... khiến sinh viên không
thể hoặc khó áp dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể. Rất có
thể trong khi học, bạn đã chia tách các kỹ năng rồi lại lúng túng khi
vận dụng chúng vào các hoàn cảnh giao tiếp, các bài tiểu luận hay giờ
thảo luận trên lớp. Nó là nguyên nhân của nhiều tình huống dở khóc
dở cười, như việc sinh viên biết tiếng Anh mà không thể chỉ đường
cho một người nước ngoài, hay một bạn sinh viên hát tiếng Anh như
gió nhưng lại sai ngữ pháp và lỗi câu nghiêm trọng trong bài thi.
Phương pháp “3-trong-1” giúp kết nối các kỹ năng, xóa tan sự lúng
túng của bạn khi đứng trước một người bạn nước ngoài hay một bài
luận ngắn.
Luyện tập thế nào? Rất đơn giản, mỗi khi học một từ mới, công
thức ngữ pháp, phối câu và từ..., bạn hãy kết hợp các giác quan cùng
một lúc. Với mỗi từ mới, đừng chỉ viết từ đó ra giấy, mà còn nên xem
cách phát âm của nó trong từ điển, đọc to để kiểm tra phần phát âm
và điều chỉnh cho thích hợp, tìm tình huống thích hợp vận dụng nó
vào câu cụ thể và biết lúc nào nên dùng từ này, lúc nào không được.
Hãy rủ một vài bạn thành lập nhóm học Ngoại ngữ, áp dụng phương