14. GHI CHÉP TỬ TẾ
Những gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép
lấy để dùng, để viết.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh
Một số sinh viên khoe rằng họ không cần đến vở ghi, hay chỉ có
một quyển vở ghi tới 5, 6 môn học. Có thể bạn thật sự thông minh và
có trí nhớ tuyệt vời, nhưng tin tôi đi, nếu cứ tiếp tục ghi chép cẩu thả
thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ gặp phiền phức trong quá trình học
hoặc công việc sau này. Nếu bạn không dành một sự cẩn trọng nhất
định cho việc ghi chép thì cũng có nghĩa là bạn đang cẩu thả với việc
học của chính mình.
Một sinh viên có tư duy tốt không chỉ biết cách ghi chép khoa học,
mà còn biết tổ chức sao cho cuốn vở thật dễ nhìn.
Về mặt trình bày, thường thì bài giảng nào cũng có một sườn đề
mục định sẵn. Sắp xếp các đề mục theo thứ tự nội dung (I, 1, a...). Hãy
dùng bút nhớ hoặc gạch chân các ý hay công thức quan trọng cần
nhớ, và cũng đừng quên đánh dấu danh mục bài học bằng các mẩu
giấy dán màu nho nhỏ bên mép vở cho tiện tra cứu sau này. Về nội
dung, có khá nhiều sinh viên vẫn giữ quan niệm rằng phải ghi hết
những gì có trên bảng, hay chép lại không sót một chữ từng câu nói
của giảng viên. Cách nghĩ ấy đã quá cũ rồi, ngay cả từ trường phổ
thông. Thay vào đó, bạn chỉ cần chọn lọc và lưu lại những thông tin
quan trọng của tiết học dựa vào phần đề cương mà chúng ta vừa nhắc
đến ở trên. Khoảng thời gian còn lại, hãy dành để nghe giảng, sao cho
đến cuối tiết học thì bạn cũng vừa nắm được đại cương bài học.
Cuốn vở thông minh sẽ trợ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học
và những ngày ôn thi ráo riết. Hãy tận dụng nó thật hiệu quả, bên
cạnh giáo trình và tài liệu bên ngoài. Kỳ thi trước mắt sẽ không còn
quá đáng sợ nếu như bạn luôn biết phải sắp xếp mọi việc chỉn chu và
khoa học ngay từ đầu học kỳ. Thảm cảnh cuống cuồng dò tìm một ghi
chú trong cả tập vở dày kín chữ, lộn xộn không đầu đuôi, hay thiếu