34. BẮT ĐẦU NGAY
Câu trả lời gọn nhất là hành động.
- Goethe
Từng phút trong phòng thi đều quý hơn vàng – ai cũng biết điều
đó. Có một số người khá ung dung trong những phút ban đầu rồi hối
hả chạy đua với thời gian khi chỉ còn vài phút nữa là hết giờ. Một số
khác lại cắm đầu vào làm bài ngay từ khi phát đề, rồi luống cuống tẩy
xóa, hoặc có khi nhầm lẫn và không thể nào làm lại bài được nữa.
Chúng ta đều biết phải tận dụng thời gian, bắt đầu luôn không chậm
trễ. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là bắt đầu ra sao cho hiệu quả.
Bạn đừng bao giờ cắm đầu vào đề bài ngay - đây là lời khuyên
xương máu của biết bao nhiêu sinh viên. Một sinh viên khôn ngoan sẽ
phải hiểu bao quát đề trước khi đặt bút viết. Thay vì vội vã một cách
ngu ngốc, hãy bình thản nhìn lướt qua một lượt đề thi. Thường thì
bạn cần lưu ý một số điểm trong đề như sau:
- Số câu hỏi
- Dạng câu hỏi: trắc nghiệm, tự luận, đề mở, đề đóng,
- Độ khó của đề: quá khó, khó, dễ, bình thường, quá dễ (thường
thì đề sẽ ở mức bình thường)
- Độ dài của câu hỏi: câu nào dài nhất, câu nào ngắn
- Mức độ quan trọng của các câu hỏi: câu nào chiếm nhiều điểm
nhất, câu nào là phụ
Sau khi đã nắm được nội dung của đề, hãy đánh dấu vào những
câu bạn cho rằng có thể dễ dàng vượt qua (và tất nhiên, đây là những
mốc đầu tiên cần phải bắt đầu trong bài làm). Ngay lập tức, hay viết
nhanh những ghi chú, công thức, khái niệm quan trọng cho từng câu
hỏi vào ngay trong đề thi hay giấy nháp. Công đoạn này cực kì quan