Đi tìm nguyên nhân gây ra sai lầm
Ổn rồi. Giờ bạn đã nắm trong tay những “thủ phạm” cho kỳ thi
của mình. Đừng để chúng có cơ hội hoành hành lần nữa. Hãy đi tìm
nguyên nhân của những sai lầm đó ngay thôi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sai lầm, nhưng tựu chung chúng
ta có thể chia ra thành hai loại: nguyên nhân chủ quan và nguyên
nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan có thể là do bạn đột
nhiên lên cơn đau bụng vào đúng giờ thi, hay đề bị sai, xe hỏng,…
Những nguyên nhân này là do hữu ý và gần như không thể đoán biết
trước được. Hãy coi đó là những nỗi xui xẻo không đáng có và gạt
chúng ra khỏi đầu bạn.
Một kiểu khác đó là nguyên nhân chủ quan – do từ chính chúng
ta tạo nên. Chẳng hạn, bạn viện cớ đến phòng thi muộn vì tắc đường.
Đừng đổi lỗi cho giao thông. Bạn biết phải cải thiện chúng bằng cách
nào mà! Dậy sớm hơn, đến địa điểm thi trước nửa giờ trước khi thi –
điều này không quá khó phải không? Chúng ta thường nhầm những
nguyên nhân chủ quan với khách quan, và hầu hết đều đổ lỗi cho
hoàn cảnh. Tin tôi đi, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tình thế. Hãy
thẳng thắn đối diện với bản thân mình, gạn lọc thật tỉnh táo hai loại
nguyên nhân này. Một lần nữa tôi phải nhắc lại: đặc biệt chú ý vào
những nguyên nhân chủ quan – những điều bạn có thể thay đổi được.
Sau cùng, một vấn đề có thể có rất nhiều nguyên nhân. Một phép
tính sai có thể là do cẩu thả, do bạn quên công thức, và lười ôn lại
phần bài đó. Bạn cần rà soát thật cẩn thận các gốc sai lầm, tránh
trường hợp bỏ sót bất kỳ một tên “trùm” nào.
Tổng kết và lên kế hoạch cải thiện
Nếu chỉ vạch ra các nguyên nhân, bạn chỉ mới đi được nửa chặng
đường sửa sai. Sau khi đã tìm ra những nguồn gốc sai sót trong bài
thi vừa rồi, hãy lên kế hoạch cải thiện bản thân.
Với những sai lầm muôn thuở như hổng kiến thức, không thể vận
dụng vào bài tập,… có khả năng bạn chưa linh hoạt trong việc áp dụng
lý thuyết hoặc thiếu kỹ năng làm bài. Với khuyết điểm này, chẳng còn