BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 196

Thái Thuỵ Vy

Biên Hùng Liệt Sử

Trần Nguơn Phiêu - Huỳnh Tấn Phát

Những Bài Viết của Thân Hữu

Trần Nguơn Phiêu

Nỗi Lòng Huỳnh Tấn Phát

Kể từ những ngày khởi đầu kháng chiến chống Pháp cho đến ngày quân
Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam ngày 30 tháng Tư năm 1975, trong các
nhân vật liên quan đến việc đấu tranh ở Nam bộ, Huỳnh Tấn Phát phải
được coi là có vai trò sáng giá nhất. Những gương mặt nổi bật lúc ban đầu
khi Việt Minh đoạt chánh quyền ở Nam bộ như Trần Văn Giàu, Dương
Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Trấn...sau đó đã “ được” mời ra
Bắc hoạt động. Riêng những người như Huỳnh Tấn Phát, Trần Bạch
Đằng...là những người gắn bó nhất với miền Nam, đã bám trụ từ đầu cho
đến cuối.
Huỳnh Tấn Phát đã được biết tiếng vì các hoạt động trong giới sinh viên
khi đang theo học kiến trúc ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội
vào các năm 1936-1938. Anh tham gia phong trào Đông Dương Đại Hội, tổ
chức phái đoàn sinh viên, học sinh lên gặp phái đoàn Godart của Chánh
phủ Mặt trận Bình dân Pháp để trình “Thư Thỉnh Nguyện”. Năm 1938,
Phát đã tốt nghiệp thủ khoa khi ra trường. Trở về sinh sống ở Sài Gòn, sau
một thời gian tập sự với kiến trúc sư Pháp tên Chauchon , Phát mở văn
phòng riêng tại 68-70 đường Mayer ( Hiền Vương thời VNCH).
Năm 1941 Toàn quyền Decoux tổ chức Hội chợ Triển lãm Đông Dương ở
Vườn Ông Thượng ( Tao Đàn). Huỳnh Tấn Phát đã đoạt giải nhất cuộc thiết
kế và xây dựng Hội chợ. Nhưng việc nổi bật nhất vào thời bấy giờ là việc
đứng ra làm Chủ nhiệm tuần báo Thanh Niên vào năm 1944. Phát đã mua
lại “manchette” tờ báo công khai ThanhNiên để làm báo hằng tuần với
nhóm sinh viên từ Hà Nội trở về Nam như Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ,
Lưu Hữu Phước...Tuần báo được sử dụng để tập hợp lực lượng thanh niên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.