Huỳnh Tấn Phát được Trần Văn Giàu chú ý và bí mật kết nạp Phát vào
Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 5 tháng 3 năm 1945, trong khi ngoài
mặt thì Huỳnh Tấn Phát vẫn là đảng viên đảng Tân Dân Chủ . Khi tổ chức
cướp chánh quyền ngày 25 tháng 8-1945, trong Hội nghị Xứ ủy mở rộng kỳ
thứ ba ở Chợ Đệm (Tân An) ngày 23-8-1945, Huỳnh Tấn Phát được chỉ
định làm Ủy viên Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ. Phát đã từ chối và xin
nhường cho Huỳnh Văn Tiểng thay thế. Huỳnh Tấn Phát với tư cách kiến
trúc sư đã là người dựng lên kỳ đài sơn đỏ, cao 15 thước ở ngã tư Charner-
Bonard trong đêm 24 rạng 25-8-1945, ghi danh tánh 11 ủy viên Ủy ban
Hành chánh Nam Bộ.
Trước đó, trong thời gian cầm quyền của chánh phủ Trần Trọng Kim, để
chuẩn bị đấu tranh, Huỳnh Tấn Phát đã đưa Huỳnh Văn Tiểng đến gặp chú
của Phát là luật sư Huỳnh Văn Phương, người đang đảm trách Cơ sở Mật
thám Catinat. Ông Phương đã nói với Phát và Tiểng: “Vì lúc này Việt Minh
chưa thể ra được. Tụi bây nói với các anh trên việc này. Các anh có cần gì,
cho tao hay, tao sẽ tìm cách đáp ứng”. Phát và Tiểng đã báo cáo với lãnh
đạo ( tức Trần Văn Giàu?) và được trả lời:“Ai làm gì cho đất nước có lợi
trong lúc này thì cứ làm”. Đồng thời “ cấp trên” của Tiểng xin Huỳnh Văn
Phương giúp ngay các việc gấp: Cấp cho súng và thay đổi nhân viên bộ
máy công an của Pháp để lại.
Huỳnh Văn Phương đã đồng ý và đã tặng cho 50 súng ngắn mới toanh.
Chính tay Tiểng và Phát đã đem xe vào bót Catinat để lãnh số súng này.
Ngoài ra ông Huỳnh Văn Phương còn tìm đào được súng của Pháp chôn
dấu trong Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn để giao lại cho Phát cất ở nhà 68-70
đường Mayer và trụ sở hướng đạo của Nguyễn Việt Nam ở Ngã Ba Cây
Điệp (Trích bài: “ Mùa Thu Khởi Nghĩa” của Huỳnh Văn Tiểng trong sách
“ Làm Đẹp Cuộc Đời”, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia). Ông Phương
còn để cho bộ phận võ trang của Thanh niên Tiền phong xử dụng sân tập
bắn của sở cảnh sát Chợ Quán Những người tù chánh trị bị Pháp bắt cũng
đã được Huỳnh Văn Phương trả tự do, trong đó có tướng Trần Văn Trà sau
này, lúc đó lấy tên là Thắng.