Cũng vào thời này, Huỳnh Văn Phương đã khám phá ra được tài liệu Mật
của Sở Mật thám Catinat về việc liên lạc giữa Trần Văn Giàu và những
nhân vật mật thám Pháp “mới”, trong đó có Duchêne, thanh tra chánh trị
bót Catinat ( Nguyễn Văn Trấn trong “ Viết cho Mẹ và Quốc hội”, trang
106, có đề cập đến việc gặp Duchêne). Huỳnh Văn Phương đã sao tài liệu
làm 3 bản, để giao lại cho Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và luật sư Dương Văn
Giáo, mỗi người một bản. Huỳnh Văn Phương cũng giữ riêng một bản.
Việc này đã được Dương Văn Giáo trưng ra trong một buổi hội ở nhà Luật
sư Hồ Vĩnh Ký cho lối hơn mười người xem. Trần Văn Giàu rất thù hận
cay cú việc này nên ngay sau ngày quân Pháp tái chiếm Sài Gòn ngày 23
tháng 9-1945, Trần Văn Giàu và Nguyễn Văn Trấn đã bắt và xử bắn Huỳnh
Văn Phương ở Tân An ngay sau khi họ rút ra khỏi Sài Gòn để lui về Chợ
Đệm, mặc dầu Huỳnh Văn Phương là người đã từng giúp phương tiện cho
họ trong những ngày dự bị khởi nghĩa. (Việc này đã được tác giả đề cập chi
tiết hơn trong bài “Những Nhân chứng Cuối cùng”được đăng trong Thế Kỷ
21,số 121,tháng5-1999).
Huỳnh Văn Phương là một trong số 19 sinh viên bị Pháp trục xuất về Việt
Nam vì tham dự vào cuộc biểu tình trước Điện Élysée (dinh Tổng Thống
Pháp) ngày 22-5-1930, chống việc kết án tử hình Nguyễn Thái Học và các
đồng chí trong cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái. Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu,
Hồ Văn Ngà...đều đi chung trong chuyến tàu Athos II, từ bến Marseille chở
họ về Việt Nam ngày 24-6-1930. Huỳnh Tấn Phát gọi Huỳnh Văn Phương
là “ chú Một” vì Phương thứ Mười Một trong gia đình. Sau khi bị trục xuất
về Việt Nam một thời gian, Huỳnh Văn Phương tiếp tục học Luật ở Hà Nội.
Trong thời gian này, Huỳnh Tấn Phát cũng ra Hà Nội học nghề Kiến trúc.
Bà Đặng Hưng Thọ, hoa khôi khu Hoàn Kiếm thời bấy giờ, vợ của Huỳnh
Văn Phương đã kể lại các việc “chú Một” từng giúp đỡ cháu Huỳnh Tấn
Phát như cấp cho áo lạnh, giày mới thay thế những đôi giày “há mồm” v...v.
Huỳnh Tấn Phát vì hảo tâm với các bạn đồng song nghèo đã tặng cho bạn
giày hay cho mượn áo lạnh đem đi cầm để có tiền sinh sống. Việc người
chú ruột thân thương, một chánh khách yêu nước, bị giết trong những ngày