BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 200

đầu cuộc chiến chắc hẳn đã gieo trong tâm tư Huỳnh Tấn Phát nhiều ray
rức.
Khi Pháp chiếm lại Sài Gòn ngày 23 tháng 9-1945, Huỳnh Tấn Phát bị bắt
nhưng sau 3 ngày đã được thả vì Huỳnh Tấn Phát là một kiến trúc sư đã có
danh tiếng và vì Pháp muốn lấy lòng dân trí thức. Huỳnh Tấn Phát lo tản cư
vợ mới cưới là Bùi Thị Nga về Quán Tre, xong tiếp tục gia nhập kháng
chiến chống Pháp. Cuộc chiến lan rộng Bùi Thị Nga đã phải dời liên tiếp về
Thủ Thừa, Phú An Hòa, Bến Tre và cuối cùng trở về Sài Gòn ở nhà cha mẹ
chồng ở 99 đường Faucault, Tân Định. Trong khi đó Huỳnh Tấn Phát được
cử làm Trưởng đoàn Đại biểu Thanh niên Nam bộ được chọn ra Hà Nội dự
Đại hội Thanh niên Toàn quốc. Đây là thời kỳ Hoàng Quốc Việt thay mặt
Tổng bộ Việt Minh, được Hồ Chí Minh gởi từ Bắc vào để “chỉnh lại”cuộc
đoạt chính quyền của Trần Văn Giàu. Thanh niên Tiền phong phải “ đồng
thanh nhận” đổi tên thành Thanh niên Cứu quốc. Trần Văn Giàu, Dương
Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch được quyết định của Trung ương ra Bắc
“nhận nhiệm vụ mới”. Hơn 100 đại biểu thanh niên Nam bộ, khi đến Bình
Dương thì Hoàng Quốc Việt quyết định chỉ cử 6 đại biểu. Sau thời gian dự
hội nghị, đoàn của Huỳnh Tấn Phát trở lại về Nam. Huỳnh Tấn Phát được
Bộ Quốc Phòng tín nhiệm giao một số tiền lớn đem về cho Tướng Nguyễn
Bình ở miền Đông Nam Bộ.
Về Sài Gòn, Huỳnh Tấn Phát nhận chỉ thị của Nguyễn Bình, thành lập ở
vùng Minh Phụng, Cây Gõ một cơ quan Tuyên truyền Xung phong in
truyền đơn, cờ, báo để phân phát trong Đô thành. Liên tiếp sau đó Cơ quan
này được dời sâu vào Đô thành như ở nhà bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, trước
thành Ô-ma hoặc nhà em bác sĩ Nguyễn Thị Lợi (vợ bác sĩ Lương Phán) ở
đường Boudonnet gần chợ Sài Gòn. Lúc ban Tuyên truyền Xung phong này
dời về căn nhà lầu ở 160 đường Lagrandière thì bị lộ và bị bắt, gồm cả vợ
chồng Huỳnh Tấn Phát.
Mẹ và vợ Huỳnh Tấn Phát được trả tự do sớm vì chỉ bị bắt khi đến thăm
Phát lần đầu tiên ở trụ sở 160 đường Lagrandière. Sau một thời gian ở bót
Catinat, Phát được đưa về Khám Lớn Sài Gòn. Tại đây vào tháng 10-1947
Huỳnh Tấn Phát tham gia lãnh đạo tổ chức cuộc tuyệt thực 3 ngày. Do đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.