ra số ủng hộ kháng chiến, bán vội ở các sạp trước khi kiểm duyệt hay tin.
Việc trí vận ở Sài Gòn vẫn tiếp tục với sự trợ giúp của các nhân vật mới
như Bác sĩ Trần Cửu Kiến, Bí thư Tỉnh ủy Đảng Dân chủ tỉnh Sa Đéc được
Phát điều động từ Cao Lãnh lên...
Trước Tết 1949, Huỳnh Tấn Phát được gọi ra khu, được cử làm ủy viên Ủy
ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ. Đồng thời Phát kiêm chức Giám
đốc Sở Thông tin Nam bộ khi giáo sư Phạm Thiều được chuyển về Khu
Chín. Bùi Thị Nga được ra ở cùng chồng trên bờ kinh Dương Văn Dương,
Đồng Tháp đến tháng Giêng 1950 thì trở lại Sài Gòn. Huỳnh Tấn Phát phụ
trách đài Tiếng nói Nam bộ nhưng đến năm 1950, đài này trở về lại Khu 9 .
Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn được thành lập và Huỳnh Tấn Phát đã đôn đốc
Đặng Trung Hiếu ( Giám đốc Đài Truyền hình Sài Gòn sau 30-4-1975)
thiết kế thành lập đài Tiếng nói Sài Gòn- Chợ Lớn Tự do ở Chiến khu Đ.
Năm 1954 sau Hiệp định Genève, Huỳnh Tấn Phát được chỉ định trở về Sài
Gòn và làm việc tại văn phòng Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Năm
1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc thi thiết kế khu Văn Hóa
để xóa bỏ khu di tích Khám Lớn Sài Gòn. Văn phòng Kiến trúc sư Nguyễn
Hữu Thiện chiếm được giải nhì (không có giải nhất), giải thưởng một trăm
ngàn đồng. Đây là công trình của Huỳnh Tấn Phát và nét vẽ phối cảnh của
Phát được ban giám khảo nhận ra. Kiến trúc sư Thiện chia cho Huỳnh Tấn
Phát ba mươi ngàn. Vì dư luận Sài Gòn bàn tán đến tai cơ quan an ninh
khiến một hôm văn phòng Kiến trúc sư Thiện bị bao vây nhưng vì Phát
đang ở công trường xây cất nên không bị bắt. Từ đó Huỳnh Tấn Phát , biệt
danh là Tám Chí và Bùi Thị Nga lui trở lại trong vòng bí mật, luôn luôn di
chuyển.
Tuy nhiên trong thời gian đó Huỳnh Tấn Phát vẫn tìm cách hành nghề như
phác thảo biệt thự của giáo sư Dương Minh Thới để văn phòng Kiến trúc
sư Thiện thực hiện. Biệt thự này, đối diện với Bộ Y Tế đường Hồng Thập
Tự là nhà của bác sĩ Dương Huỳnh Hoa hiện nay. Huỳnh Tấn Phát cũng đã
nhận thiết kế Viện sản xuất dược phẩm Trang Hai ở số 5, Ngô Thời Nhiệm
vì Dược sĩ Nguyễn Thị Hai là bạn học của Bùi Thị Nga, vợ Huỳnh Tấn
Phát. Sau vài lần gặp gỡ Phát đã nhận lời vẽ vì cho là công trình sẽ tạo