Ra được Bắc, Dược sĩ Yên đã được phân công đi tố cáo “Mỹ, Ngụy”ở một
số nước Bắc Âu.
Bác sĩ Dương Quang Trung, tốt nghiệp ở Bordeaux (Pháp) trở về Hà Nội đã
được đưa vào Nam tăng cường cho Ban Trí vận Mặt trận T4 với bí danh
Hai Ngọ. Vì là cán bộ mới, chưa bị lộ nên Huỳnh Tấn Phát đã đưa vào nội
thành hoạt động. Sau 30-4-75, Hai Ngọ được cử làm Giám đốc Sở Y tế
Thành phố Sài Gòn. Công tác trí vận của Hai Ngọ chưa thành công lúc vào
nội thành vì gặp phải đối tượng có cảnh giác?
Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam được tuyên bố
thành lập. Huỳnh Tấn Phát cùng Võ Chí Công, Phùng Văn Cung đứng đầu
Ủy ban Trung ương Lâm thời Mặt trận. Huỳnh Tấn Phát đã có dịp thi thố
tài năng Kiến trúc sư khi tổ chức Đại hội MTDTGP Đặc khu Sài Gòn Gia
Định vào dịp Tết Nhâm Dần (1962). Đại hội tổ chức ở An Thành, nằm sâu
trong rừng bên kia Lộ 14. Hội trường tổ chức khá mỹ thuật để đập vào mắt
các nhân sĩ trí thức, văn nhgệ sĩ, tư sản được mời từ thành phố vào khu.
Mỗi người được chỉ định ngồi riêng từng người trong ô ngăn cách căng ny
long ba phía, phía trước che màn tuyn. Khách có thể nhìn lên chủ tọa đoàn
và hội trường nhưng không biết mặt các khách tham dự khác.
Rút kinh nghiệm tổ chức ở Đặc khu Sài Gòn, Huỳnh Tấn Phát lên R chuẩn
bị cho Đại hội Mặt trận toàn Miền Nam ở Lò Gò. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ
được bố trí giải thoát khỏi Tuy Hòa để về dự và được bầu làm Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận GPMN. Huỳnh Tấn Phát và Bác sĩ Phùng Văn
Cung làm Phó Chủ tịch.
Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963, Trung
ương Cục Miền Nam điều Huỳnh Tấn Phát về công tác ở R. Thường vụ
Khu ủy Sài Gòn-Chợ Lớn có cuộc kiểm thảo Phát trước khi nhận nhiệm vụ
mới, bí thư Võ văn Kiệt tức Chín Dũng ( bí danh được biết khác là Sáu
Dân) ngồi ghế chủ tọa. Trong thời gian này, vợ của Phát đã bị lộ và bị bắt
từ 5-5-1960. Sau gần năm năm tù, Bùi Thị Nga được thả ngày 3-10-1964 từ
khám Chí Hòa.
Tháng 3 năm 1965, theo lời mời của Hoàng thân Sihanook, Huỳnh Tấn
Phát hướng dẫn một phái đoàn Mặt trận GPMN đi Phnom Penh. Đây là lần