Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt và xương trộn lẫn với non sông
Và anh hồn chung với tấm trinh trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống VIỆT.
(NNH)
Có lần, tại đại hội chín chính đảng tại California, nhà thơ Cao Tần tức Lê
tất Điều có lên ngâm bài Anh Hùng Vô Danh, và bảo là bài thơ đó của thi sĩ
Đằng Phương, cử tọa đã nhao nhao hỏi Đằng Phương là ai? Ông đã cho biết
là vị gíáo sư khả kính mà chúng ta vừa bầu làm Điều Hợp Viên đó.
Ỏ đây tôi muốn nhắc lại những kỷ niệm riêng tư với Giáo sư mà chúng ta
không tìm thấy ở sử sách của Giáo sư Trần Minh Xuân.
Hồi nhỏ Giáo sư tuy gốc Cây Đào (còn gọi là Cây Điều), Tân Uyên, còn có
tên gọi là Bến Cá, người thứ chín trong gia đình, nhưng ông lại sinh quán
tại Chợ Lớn vì theo cha có việc làm tại tỉnh nhiều người Tàu. Lớn lên ông
làm việc tại Thư viện Quốc gia. Ông vốn khó nuôi nên theo tục lệ Việt Nam
được đặt tên là Sẩm.
Hồi Pháp ép ông nội tôi là Đỗ Hữu Tính ra làm Tổng Phước Vỉnh Thượng,
ấp Phước Lư, nếu không nhận thì họ giết chú thứ Sáu và chú thứ Bảy hiện
bị bắt và tra khảo trọng thương, nhốt tại phòng biệt giam tại nhà thương
Biên Hoà. Bà nội lớn mất sau khi sanh người con gái thứ tám. Ông nội tôi
có đi hỏi người dì ruột thứ bảy của Giáo sư Nguyển Ngọc Huy, ông cố mới
trao một nhánh chiết từ cây bưởi mà ông đặt tên là cây bưởi Vô Sự, với
điều kiện nếu trồng sống thì ông gả con gái cho, kết quả dì Bảy đã thành bà
nội của tôi, còn tiến sĩ Liêng Khắc Văn, tốt nghiệp Ngữ Học ở Sydney, Úc
châu là con người thứ Chín.
Tôi còn nhớ một lần làm tài xế đi công tác với giáo sư tại Quốc Hội Mỹ ở
Washington D.C., vì chỉ có hai người với nhau, tôi mới gọi bằng chú,