Bưởi nàng da láng con thương con thầm
Con thương mùi hoa bưởi dưới trăng rằm
Thương cây khế ngọt cây trâm rậm tàng
Miếng đường phổi ngoại gói ràng cho mẹ
Thấm yêu thương, phả hơi thở ngạt ngào
Trái thanh long, bưởi ổi chín vườn sau
Ươm nắng tốt, con thương hoài quê ngoại"
(TTV)
Bài "Vườn cây quê nội" tôi sáng tác để nhớ nơi đã sinh ra, lớn lên và bỏ
đi một cách tức tưởi:
"Phần ba thế kỷ vụt qua
Dẫu thay quốc tịch vẫn là ngoại nhân
Lạ thay quê quán xa dần
Mà như cũng đã bao lần về thăm
Mơ về thôn xóm, ao đầm
Mơ con sông nhỏ, mưa dầm mái tranh
Quên sao quên được cho đành
Gió lùa bông cỏ, chiều hanh hanh vàng
Bóng ai thấp thoáng đò ngang
Êm êm ngọn nắng trên hàng cau xanh
Măng cụt vườn cạnh bưởi thanh
Hàng tiêu lên đọt leo nhanh cột gầy
Chôm chôm tua tủa rậm dầy
Bông cau vỡ nụ mang quầy treo duyên
Sầu riêng đứng nhấm niềm riêng
Gần bên khe lạch ngã nghiêng mận đào
Nhớ ôi! Ôi nhớ làm sao
Muốn về quê nội đêm nào cũng mơ.
(TTV)
Bài học xử thế thứ nhì tôi học được ở Giáo sư Huy về chính trị khi ông bảo:
"Cháu có đọc chưởng không? Bên chánh cũng có tà và bên tà cũng có
chánh, cái hay dở là phe chánh phải biết sử dụng kẽ chánh bên phía tà,
trường hợp đại tá Bùi Tín là thí dụ, cứ đọc các tác phẩm sau này của ông đi,
ta thấy là ông đã tự chắn lối về. Tại sao chúng ta lập được cả Bộ Chiêu hồi,