BIÊN HÙNG LIỆT SỬ - Trang 97

vuông... Nhiều nơi đã đặt những trụ Rồng, Kỳ lân nầy để dùng vào việc xây
cất Chùa Ông hay Chùa Bà theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Và 9 cây
trụ Rồng nầy cũng đã được nhà triệu phú Cao Triều Phát ở Bạc Liêu đặt để
tạo Cữu Trùng Đài cho thánh thất Cao Đài. Không biết những công trình
độc đáo nầy còn giữ được nguyên vẹn hay đã bị bọn Cộng phỉ đập tan theo
chánh sách vô thần của chúng. Một đặc điểm khác là sự kiến tạo một ngôi
mộ đá xanh mài láng như mặt đá cẩm thạch, chạm trổ tinh vi theo kiến trúc
cổ truyền Trung Hoa, cho những thân nhơn quá cố của những tay trọc phú
Trung Hoa hay Việt nam như Hui Bon Hỏa, Lý Long Thân, Trương Văn
Bền, Y Oan Tần Kiệt... Những công trình tuyệt kỷ đó đã được thực hiện bởi
những người tiền phong về nghề làm đá mã trong đó có ngoại tổ và thân
phụ của tôi, hợp cùng những tay thợ lành nghề từ Trung Hoa sang lập
nghiệp có hơn 100 năm về trước.
Rất tiếc vì phải chạy theo trào lưu tiến hóa nên tôi đành xoay nghề, để mai
một, một kỷ thuật tinh vi hiếm có. Phải chăng đó là một trọng tội đối với
nền mỹ nghệ nước nhà!
Như trên đã nói, ngoài nghề làm đá, dân làng còn sống bằng một nghề phụ
là nghề in gạch ngói. Đến đây, các bạn sẽ thấy vị trí ven sông là ưu điểm
của làng tôi. Thời bấy giờ, việc in gạch ngói đều trông cậy vào sức lao
động chân tay. Vật liệu chánh là đất sét phải do những ghe tam bản chở từ
bên kia sông về. Việc giao hàng cũng nhờ ghe thuyền chuyên chở. Và cái
làng nhỏ hẹp của tôi có được tất cả là bảy lò gạch ngói nên được kêu bằng
một tên khác: làng Lò Gạch. Phần đông thợ in gạch là phụ nữ, ban ngày
đập đá trên núi, tối lại đi in gạch để bù đắp vào sự túng thiếu của gia đình.
Tuy phải làm việc vất vả một sương hai nắng như vậy, nhưng các cô thợ in
vẫn vui tươi, luôn luôn cười cười nói nói, không hề mở miệng than van về
số phận của mình. Trái lại các cô còn có một "tâm hồn nghệ sĩ" đáng mến.
Để quên phần nào sự mệt nhọc, các cô vừa in gạch ngói vừa ca những bài
cổ ca, ngâm thơ, vịnh phú, trêu chọc nhau bằng những chuyện tiếu lâm, rồi
xúm lại cười dòn như pháo Tết. Cái thú được các cô ưa thích nhứt là những
trận "hò bắt" (người nầy hò kẻ kia bắt lại gọi là "bắt") để ghẹo những anh
trai tráng chèo ghe cát từ trên thượng lưu xuôi dòng sông Đồng Nai về cung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.