Lời giới thiệu
Thẩm Tùng Văn (1902 - 1988) là nhà văn hiện đại nổi tiếng của Trung
Quốc. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan võ đời Thanh; quê huyện
Phượng Hoàng tỉnh Hồ Nam, bà nội là người dân tộc Miêu.
Bắt đầu sáng tác từ năm 1924, kể từ đó cho tới những năm 40 của thế kỷ
trước, ông đã viết một số lượng lớn đáng kinh ngạc về đủ các thể tài, từ tản
văn, thơ, kịch, tùy bút, chính luận, truyện ký, truyện dài, song chủ yếu là
truyện vừa và ngắn. Đề tài trong truyện của ông có diện rất rộng, từ nông
thôn xa xôi, hẻo lánh tới đô thị phồn hoa, nội dung tư tưởng cũng cực kỳ
phong phú. Trong số đó, những truyện viết về cuộc sống và số phận của
dân tộc thiểu số vùng biên khu giữa bốn tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên,
Quý Châu là giàu đặc sắc nghệ thuật nhất. Tiêu biểu trong số đó là truyện
vừa Biên thành.
Biên thành (Thành trên núi) làm nổi bật bi kịch của cái thiện. Khác hẳn với
mẫu hình bi kịch huỷ diệt của cái vĩ đại và cái cao cả ở Phương Tây, xuất
hiện trong truyện đều là những con người bình thường hiền lành, chất phác.
Số phận của họ đúng như tác giả nói: “Mọi thứ đều tràn trề cái thiện nhưng
đều không gặp may. Vì không gặp may nên cái thiện chất phác ấy cuối
cùng khó tránh khỏi bi kịch”
.
Nhà văn Nhật Bản Takashi Shizuka thì nhận xét: “Xem ra dưới giọng văn
hết sức bình tĩnh, e rằng đã ẩn giấu sự phê phán và phản kháng sâu sắc - ít
nhất cũng là sự chán ghét nền văn minh hiện đại, đó chính là chủ ý của tác
phẩm”
.
Biên thành, cũng như nhiều tác phẩm khác của Thẩm Tùng Văn, từ lâu đã
được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, do đó được biết rộng rãi trong
bạn đọc ngoài Trung Quốc. Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên Biên thành
được dịch.