Lời vào đề
Tôi có tình yêu nồng nàn không sao nói hết đối với nông dân và binh sĩ.
Tình cảm này có thể thấy trong tất cả tác phẩm của tôi, tôi cũng không bao
giờ che giấu tình cảm này.
Tôi sinh trưởng tại thành trấn nhỏ như loại tôi đã viết trong tác phẩm. Ông
nội tôi, cha tôi và cả anh em tôi, tất cả đều ở trong quân ngũ, người đã chết
không ai không chết trong phận sự của mình, người còn sống thì tất nhiên
sẽ kết thúc cuộc đời mình trong chức vụ. Xuất phát từ phương diện thế giới
mà tôi được tiếp xúc để thuật lại niềm yêu ghét, nỗi vui buồn của họ, thì dù
ngòi bút của tôi có vụng về đến mức nào cũng không đến nỗi cách đề quá
xa. Bởi vì họ là những người chính trực, thành thực, họ rất vĩ đại trong cuộc
sống về một số mặt, một số mặt khác lại hết sức bình thường; tính nết họ có
một số mặt rất đẹp và một số mặt khác lại rất vụn vặt. Khi tôi bắt tay viết
về họ, vì để khiến cho họ càng có nhân tính, càng gần với nhân tình, tất
nhiên là tôi viết rất thật thà. Song như thế thì những tác phẩm ấy có thể sẽ
không tránh khỏi trở thành một việc làm vô ích, bởi vì chúng dường như
cách rất xa người có học, sinh trưởng và được giáo dục ở thành phố. Tôi
biết cái họ cần là một loại tác phẩm khác.
Theo thói quen hiện nay, nhà lý luận, nhà phê bình văn học và đại đa số độc
giả thường dễ nảy sinh tình cảm không vui đối với loại tác phẩm này. Số
trước tỏ ra “không lạc đàn”, lên tiếng nói cho mọi người biết Trung Quốc
không cần loại tác phẩm này; số sau, “quá quan tâm tới lạc đàn”, hiện nay
cũng không muốn đọc loại tác phẩm này. Đó tất nhiên là truyện có thật.
“Lạc đàn” là thế nào? Một người có chút lý tính, có lẽ mãi mãi không bao
giờ hiểu nổi, nhưng số đông thì ai chẳng sợ “lạc đàn”? Tôi có câu này
muốn nói: “Quyển truyện này tôi viết không phải cho người thuộc số đông.
Đại phàm những ai đã đọc dăm ba quyển sách đóng theo lối Tây
về lý
luận văn học và phê bình văn học thì kinh nghiệm sống của họ thường