Chi tiết này báo hại Bảy Bê phải đi mua bộ quân hàm thiếu tá mới cáu
khác. Tuy nhiên trong hai vai chính này thì ngài đại tá không quan trọng
bằng cận vệ kiêm tài xế Bảy Bê. Tư Mập có thể ung dung vào và ra khỏi
mục tiêu một cách nhẹ nhàng thì Bảy Bê phải đưa được xe chở chất nổ vào
cư xá, trực tiếp điều khiển mi nổ và ra khỏi mục tiêu sau cùng. Như vậy
nhiệm vụ của Bảy Bê nặng nề và nguy hiểm hơn nhiều.
Phục vụ cho tổ xung kích là tổ bảo vệ và tổ bảo đảm cơ sở vật chất.
Trong đó Lê Văn Việt (Tư Việt) trinh sát đường hành quân của chiếc NAHS
và nổ súng tiêu diệt địch. hỗ trợ cho Bảy Bê và Tư Mập rút lui nếu tình
huống đánh trực tiếp bằng kíp nổ giật nụ xòe. Chiến sĩ giao liên Trần Thị
Minh Nguyệt vừa trinh sát đường và có nhiệm vụ đón Bảy Bê rút lui sau
khi đưa được xe thuốc nổ vào Brink. Nguyễn Nông (Năm Bắc) trinh sát tại
mục tiêu cư xá và ra ám hiệu hành động.
Ông Huỳnh Văn Sao thiết kế khối nổ, sau đó cùng bà Vũ Thị Lượng và
ông Lê Văn Mia (Sáu Mia), Nguyễn Hoàng Anh bí mật vận chuyển vũ khí
từ chiến khu vào Sài Gòn. Đây là công đoạn khó khăn nhất và không kém
phần nguy hiểm, tỷ lệ rủi ro rất cao, đòi hỏi các chiến sĩ bảo đảm phải hết
sức khôn khéo, dũng cảm, đối phó linh hoạt và đặc biệt là kỹ thuật ngụy
trang vũ khí. Số vũ khí này được chuyển đến gia đình ông Vũ Hán ở cầu
Bông (đường Đinh Tiên Hoàng) cất giấu rất kỹ trong các ruột xe hơi, dìm
xuống dưới sàn nước, khi lấy lên đảm bảo khô ráo. Chiếc xe du lịch hiệu
NAHS do Nguyễn Thị Lành chủ một sạp vải đứng tên nhưng ông Nguyễn
Văn Bông cầm tiền của tổ chức trực tiếp đi mua để chở khối nổ vào mục
tiêu.
Mọi công tác chuẩn bị được tiến hành hết sức khẩn trương và an toàn
tuyệt đối, bảo đảm 100 phần trăm thắng lợi trận đánh. F21 báo về Quân
khu, mọi người phấn khởi tin chắc vào thắng lợi.
Đang ngon trớn, bỗng một trục trặc xảy ra khiến Ban chỉ huy rất sốt
ruột. Đến lúc này, anh em mới phát hiện ra chiếc NAHS bị "lột dên" do khô