Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chiến sĩ biệt
động Phạm Thị Mỹ trở thành dũng sĩ ưu tú của lực lượng vũ trang Sài Gòn
- Gia Định. Năm 1973, Oanh ra hậu cứ ở Củ Chi học tập và chuẩn bị nhận
nhiệm vụ mới. Trong những ngày đó. một bức điện từ trên R đánh xuống
Thành đội Sài Gòn. Nội dung: Thành đội thu xếp cho đồng chí Phạm Thị
Mỹ về R gấp để cùng với đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam đi thăm các nước
xã hội chủ nghĩa.
Như một giấc mơ Oanh bàng hoàng sung sướng. Bạn bè cũng vui lây
với Oanh và chúc mừng chuyến di vinh quang của người chiến sĩ. Song
trong niềm vui, Oanh bần thần nhìn xuống đôi tay loang lổ những vết sẹo
do bị bỏng trong trận đánh Bộ tổng tham mưu ngụy. Làn da nhăn nhíu lại.
Biết Oanh mặc cảm về đôi tay mình, đồng chí Phó chu nhiệm chính trị và
một số anh em động viên cô không nên băn khoăn nhiều. Cứ để tự nhiên
như thế. nó là bằng chứng tố cáo tội ác giặc Mỹ. Người thật việc thật càng
thuyết phục bạn bè nhiều hơn.
Oanh phấn khởi lên đường thực hiện chuyến đi lịch sử rất khó lặp lại
trong đời mình. Từ những bước chân lặng lẽ âm thầm xuyên qua lòng địch,
bao lần đạp lên cái chết, Oanh đã tới Matxcơva, thủ đô hòa bình, tới
Lahabana của Cu Ba, hòn đảo ngọc anh hùng từ nửa bên kia trái đất, để nói
thay cho Sài Gòn, cho những chiến sĩ của thành phố mang tên Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại, cho những người con gái Việt Nam kiên cường, bất
khuất...
Và ngày 6 thảng 11 năm 1978, từ mảnh đất anh hùng, nơi đã nuôi những
chiến công của người chiến sĩ biệt động, Oanh vinh dự đón nhận danh hiệu
cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân.