khách sạn Caravelle và cự xá Brink. Cái khó, đây là mục tiêu đầu não nằm
ở trung tâm Sài Gòn, không dễ xâm nhập, đánh sao cho hiệu quả nhất và
bảo toàn được lực lượng. .
Về vị trí bình địa, tòa đại sứ tọa lạc ở 39 - 41 Hàm Nghi, cao 5 tầng, cấu
trúc vững chãi, xung quanh có nhiều cơ quan dân sự và quân sự quan trọng
của Mỹ, ngụy. Tòa nhà có các cửa sổ có vách chắn bằng một hệ thống kính
dày 8 ly trong suốt. Mặt trước trông ra đường Hàm Nghi có một cổng sắt
luôn đóng kín, chỉ được mở tự động cho người ra vào được lệnh của cảnh
sát dã chiến Mỹ đứng kiểm soát tại cổng. Phía ngoài cổng chính luôn có hai
cảnh sát ngụy túc trực theo dõi người qua lại hoặc ra vào sứ quán, nhất là
người Việt. Chúng cấm xe hơi, xe máy dừng hoặc đậu bên hông tòa nhà.
Bên trong cổng chính có hai quân cảnh Mỹ kiểm tra giấy tờ người vào
sứ quán. Một đội lính thủy quân lục chiến Mỹ thường xuyên túc trực sẵn
sàng yểm trợ khi sứ quán bị tấn công. Phía hông tòa nhà đồ sộ (đường Võ
Di Nguy), địch bố trí một hàng rào gỗ chắc và dây kẽm gai để nới rộng
phạm vi kiểm soát của quân cảnh.
Chưa hết, khu vực đường Võ Di Nguy và Nguyễn Công Trứ có các toán
cảnh sát, quân cảnh, mật vụ trà trộn trong đám đông hoặc la cà trong quán
cà phê, hủ tiếu để phát hiện các hành động của đối phương. Đó là chưa kể
một mạng lưới mật thám, công an nổi, công an chìm thường xuyên theo dõi
khách vãng lai, vừa bảo vệ an ninh cho nhân viên Sứ quán Mỹ. Bố phòng
cẩn mát như vậy nhưng Mỹ ngụy vẫn thấy chưa yên tâm. Chúng bố trí một
cụm súng đại liên trên cao ốc Kỹ thương ngân hàng đối diện với Sứ quán
Mỹ, sẵn sàng ứng cứu khi hữu sự.
Tại đây, hằng tuần, Đại sứ quán Mỹ Taylor tổ chức hội họp với đại sứ
các nước chư hầu có quân tham chiến ở miền Nam nhứ Úc, Tân Tây Lan,
Nam Triều Tiên, Philippin, Thái Lan và ngụy quyền Sài Gòn.