Muối làm. Sau đó, anh đến gara lấy xe chạy lên một cơ sở ở Tăng Nhơn
Phú - Thủ Đức để ráp chiếc thùng sắt 4 ngăn chứa thuốc nổ TNT vào cốp
xe, tuy vừa khít, nhưng các bản lề lại chênh nhau. Vậy là phải đưa xe trở lại
một cơ sở ở Hàng Xanh để thay bộ bản lề mới. Sau nhiều trục trặc, khâu
chuẩn bị quan trọng nhất cũng đã hoàn tất một cách tốt đẹp, giữ được bí mật
tuyệt đối và đúng thời gian. Anh em trong tổ chiến đấu hết sức phấn khởi,
chờ ngày xung trận.
Bảy Bê ra căn cứ báo cáo tình hình chuẩn bị trận đánh với Quân khu. Tư
lệnh Trần Hải Phụng (còn gọi là Hai Phụng) và Tham mưu trưởng Tư Chu
đều tỏ vẻ hài lòng. Hai anh xem xét lại kế hoạch phương án lần nữa và kiểm
tra kế hoạch hiệp đồng cụ thể, giờ quy định lấy xe, vô xăng, sạc bình ác
quy, giờ đến cơ sở lấy thuốc nổ, giờ đưa xe đến địa điểm tập kết, giờ điểm
hoả cuối cùng, điều chỉnh hệ thống tự động bằng kíp axít và gây nổ trực
tiếp. Anh Hai Phụng còn dặn thêm:
- Trận đánh này phức tạp hơn những trận đánh đã qua, các đồng chí càn
hết sức thận trọng, bí mật cho đến giờ hành động và tránh thương vong cho
ta.
Ngày N trận đánh Đại sứ quán Mỹ được quy định: 30 tháng 5 năm 1965,
giờ G từ 10 đến 11 giờ là lúc đại sứ quán Mỹ họp với quan chức cao cấp
của "Việt Nam cộng hòa" và các nước chư hầu. Ngày giờ này cũng trùng
với dịp đập lại luận điệu khoác lác của Taylor vừa tuyên bố với phóng viện
phương Tây ngày 27 tháng 3 năm 1965 rằng "tình hình Nam Việt Nam đã
được cải thiện rõ rệt. Liên quân Việt - Mỹ đã bình định được 320 ấp quanh
Sài Gòn".
Những giờ phút hệ trọng nhất đã tới: 9 giờ 30 phút sáng 30 tháng 5,
nhóm biệt động F21 xuất phát tấn công mục tiêu Sứ quán Mỹ. Anh em đã
có mặt tại cơ sở Trần Quang Khải, quận 1. Trong đó Tư Việt, người hỗ trợ
trực tiếp cho Bảy Bê bị sốt nặng nhưng ráng dậy đi với anh em.