BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 115

Tại sao Vương Hy Chi được tôn lên làm “Thư thánh"?

Vương Hy Chi là nhà thư pháp lớn của thời Đông Tấn (317- 420 sau Công nguyên). Nghệ thuật thư
pháp của ông rất cao, đạt tới trình độ "nhìn thấy sức xuyên qua giấy, hình hiện lên sinh ánh sáng chói
lọi" (kiến kì lực tháu chỉ, hiện kì hình sinh huy) và ông đã được người ta tôn lên làm "thư thánh" (ông
thánh thư pháp
Vương Hy Chi trở thành thư thánh tất nhiên không tách khỏi việc ông chuyên cần học hỏi và khổ công
luyện tập. Truyền thuyết kể lại rằng, ông luyện tập chữ viết hết sức cần cù, thường xuyên ra cái ao nhỏ
ở trước cửa để rửa bút nghiên, kết quả đã làm cho nước ao đen lại mà trở thành “mặc trì" (ao mực).
Ông tới nơi nào cũng không ngừng luyện chữ vì thế các nơi trong toàn quốc còn để lại tới bốn năm chỗ
là "mặc trì".
Ngoài việc chuyên cần học hỏi và khổ công luyện tập, thành tựu kiệt xuất của Vương Hy Chi không thể
tách rời khỏi cá tính độc đáo của ông. Vương Hy Chi là cháu gọi thừa tướng Vương Đạo thời bấy giờ
là bác. Phu nhân của ông là con gái thái úy (chức quan tương đương với thừa tướng) Hy Giám. Sách
sử có ghi lại rằng Hy Giám nghe thấy nói con cháu nhà họ Vương có nhiều nhân tài xuất chúng, vì thế
phái người đến chọn chàng rể. Con nhà họ Vương nghe thấy nói Hy thái úy đến chọn chàng rể thì
người nào người nấy áo mũ chỉnh tề và cung kính ngồi chờ tuyển chọn. Chỉ có mình Vương Hy Chi thì
như không biết có chuyện này, vẫn cứ một mình nằm ở chỗ cửa sổ phía đông, phanh bụng ra ăn. Những
người tới đấy bèn về thưa với Hy Thái úy. Hy Thái úy cười và nói:
- Người này làm con rể ta được đây.
Về sau ông đem con gái gả cho Vương Hy Chi. Người đời xưa vốn gọi cái chõng hẹp là xàng, vì thế
sau khi câu chuyện này được truyền đi thì con rể được gọi là "đông xàng" (giường phía đông) hay là
“đản phúc" (phanh bụng).
Vì Vương Hy Chi có tính cách độc đáo không giống người khác, cho nên về sáng tạo nghệ thuật ông
cũng có những tìm tòi không giống mọi người. Sau khi học tập rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng, ông
tiếp thu sở trường của mỗi người, gạt bỏ những gì cũ kỹ, đưa ra những điều mới mẻ, hình thành được
một phong cách viết với những thếữ hùng vĩ khỏe khoắn, có nhiều biến hóa, tự mình trở thành một thể
mới. Ông đã được những người học tập thư pháp qua các triều đại hết sức hoan nghênh và trở thành
"Thư thánh", có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử thư pháp.

LA DUẪN HÒA

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.