Tại sao Khổng Tử được tôn là "Văn Thánh"
Mỗi khi nhắc tới nền văn học truyền thống của Trung Quốc thì người ta có thể nghĩ ngay tới học thuyết
của Nho gia. Nền văn hóa này đã chiếm địa vị thống trị ở Trung Quốc trong hơn hai nghìn năm của
thời kì cổ. Nó đã là chủ thể của nền văn hóa Trung Quốc, người sáng lập ra nó là Khổng Tử thì được
những kẻ thống trị qua các thời đại tôn lên làm "Chí thánh Tiên sư”, "Vạn thế Sư biểu" và được gọi là
"Văn Thánh" cơ hồ cũng có địa vị tôn quý như các bậc đế vương.
Tuy nhiên khi còn sống Khổng Tử lại không có được vinh quang như thế. Trái lại ông đã gặp phải
nhiều hoàn cảnh trắc trở. Năm 551 trước Công nguyên Khổng Tử đã ra đời trong một gia đình quý tộc
đã bị sa sút ở nước Lỗ. Hồi ít tuổi ông đã từng làm mục đồng và làm phường bát âm. Nhằm có thể
quay trở lại giai cấp quý tộc, ông đã khổ công học tập "lục nghệ" : lễ (lễ tiết), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn
tên), thư (viết chữ), số (toán pháp). Nhờ ham học hỏi, sống khiêm tốn khắc khổ, cho nên ông đã nhanh
chóng trở thành một nhân vật có học vấn.
Nhưng những kẻ thống trị ở nước Lỗ đã không coi trọng Khổng Tử, vì thế năm 30 tuổi Khổng Tử đã
bắt đầu dạy học, mở trường tư, thu nhận đến ba ngàn đệ tử, trong số đó có 72 người nổi tiếng. Ông lại
còn chỉnh lí biên soạn các bộ sách Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu. Các bộ sách này về
cơ bản bao quát toàn bộ di sản văn hóa trước thời kì Khổng Tử, làm cho những người đời sau nếu
muốn học tập văn hóa cổ thì đều nhất thiết phải học các sách này.
Khổng Tử lại còn đặt ra hệ thống tư tưởng lấy "lòng dân" làm hạt nhân và nhờ có các môn đệ ghi chép
lại, đã biên soạn được bộ sách Luận Ngữ có ảnh hưởng rất lớn.
Đến năm 140 trước Công nguyên, Vũ Đế nhà Hán nắm được quyn bính. Nhằm củng cố chế độ trung
ương tập quyền, lấy hoàng đế làm trung tâm, Hán Vũ Đế đã tiếp nhận ý kiến của Đổng Trọng Thư "bãi
truất bách gia, độc tôn Nho thuật" (gạt bỏ bách gia chư tử, chỉ tôn vinh một mình đạo Nho).
Đổng Trọng Thư đã căn cứ vào cách lí giải của bản thân mình cũng như yêu cầu chính trị của thời bấy
giờ mà truyền bá một cách rộng rãi đạo Nho trong xã hội. Thêm vào đó ông đúc kết và cải tạo học
thuyết của các học giả khác để làm cho tất cả trở thành một thứ lí luận có khả năng phục vụ cho chế độ
chính trị phong kiến, từ đó học thuật và tư tưởng của đạo Nho đã trở thành chính thống trong nền văn
hóa phong kiến và Khổng Tử cũng được mọi kẻ thống trị phong kiến qua các thời đại lần lượt sùng bái
đề cao, nâng lên tới một địa vị "văn thánh", chỉ thua có một mình đế vương mà thôi.
LA DUẪN HÒA