BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 129

Tại sao tượng thần Vệ Nữ cụt tay trở thành bảo vật hiếm có trên

thế giới?

Tháng Hai năm 1820, trên đảo Milo của nước Hy Lạp, một nông dân tên là Ooccax đang cày ruộng thì
đào được dưới đất lên một bức tượng tạc hình một người phụ nữ bị cụt tay. Qua sự giám định của các
chuyên gia về khảo cổ, hiện vật văn hóa này là một tác phẩm nghệ thuật thuộc thời kì cổ Hy Lạp, đã có
từ thế kỉ II trước Công nguyên. Đó là tượng của nữ thần tình yêu Vệ Nữ.
Về sau bức tượng thần Vệ Nữ này được người Pháp mua và mang đi Paris. Người mua bức tượng đem
nó hiến cho vua nước Pháp là Lui XVIII. Hồi bấy giờ quốc vương Lui XVIII nhìn bức tượng mất một
cánh tay này, cảm thấy rằng rằng nó chưa đủ hoàn mỹ, cho nên quyết định mời các nhà điêu khắc tới để
làm thế nào cho thần ái tình Vệ Nữ có đủ hai tay.
Tuy nhiên bất kì nhà điêu khắc nào, dù suy nghĩ nát óc đến thế nào, và thiết kế ra những cánh tay đủ tư
thế như thế nào, nhưng vừa lắp hai cái tay tạc thêm vào bức tượng thì cuối cùng vẫn không thể nào làm
cho người ta vừa ý. Trái lại cứ tạo ra cảm tưởng như vẽ rắn thêm chân, gây tổn hại cho mỹ cảm nghệ
thuật của tác phẩm điêu khắc.
Sau khi bức tượng thần Vệ Nữ cụt tay được triển lãm công khai ở Paris, ấn tượng thật là chấn động,
mọi người đều kinh ngạc, ca ngợi từng đường nét tinh xảo và vẻ đẹp tuyệt trần của toàn bức tượng.
Ngày nay bức tượng điêu khắc này được coi là vật báu vô giá hiếm có trên đời, và được để trong viện
bảo tàng Luvrơ tại thủ đô Paris của nước Pháp.
Các phiên bản của bức tượng thần Vệ Nữ cũng được phổ biến trên khắp thế giới, thâm nhập vào hàng
vạn gia đình và được coi như vật tượng trưng cho cái đẹp.
Ở Trung Quốc cũng có một tác phẩm nghệ thuật tương tự như bức tượng nói trên của thần ái tình Vệ
Nữ. Trong viện bảo tàng tỉnh Thiểm Tây có một bức tượng Bồ Tát. Khi khai quật dưới đất lên thì đầu,
tay, chân đều đã gãy đứt, xong dải lụa rủ từ trên vai xuống và các nếp lụa của chiếc váy tuôn chảy nom
cứ như nước mùa xuân. Các nếp da thịt, các đường nét của toàn thân đẹp đến nỗi người ta nghĩ rằng
bức tượng đứng của vị nữ Bồ Tát này tràn trề cả một sức sống thanh xuân.
"Vẻ đẹp tàn khuyết" trên bức tượng điêu khắc cổ đại này, dù không có hai tay, song vẫn làm cho người
ta có thể thông qua các phần còn lại của cơ thể để tưởng tượng được vẻ đẹp tuyệt vời của toàn thân
nhân vật. Bức tượng "Thần Vệ Nữ” Trung Quốc này hoàn toàn có thể so sánh với bảo vật điêu khắc tại
viện bảo tàng Luvrơ ở thủ đô Paris của nước Pháp.

TỪ C̔C AN - QUÁCH CẢNH PHONG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.